Rau Mồng Tơi Có Tốt Không? Gợi Ý Cách Chữa Bệnh

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà
4.6/5 - (5 bình chọn)

Rau mồng tơi ngoài sử dụng làm rau ăn, còn mang đến rất nhiều công dụng chữa bệnh khác. Cụ thể theo Đông y, vị thuốc này giúp nhuận tràng, lợi sữa, chữa táo bón, di tinh, mộng tinh, hay hỗ trợ giảm mỡ máu,… Để tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích của mồng tơi, cũng như cách sử dụng, mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi.

Vài nét về cây mồng tơi

Cây mồng tơi có tên khoa học là basella aba l, ngoài ra còn được gọi với các tên khác như mùng tơi, lạc quỳ,… Được biết, đây là loài thực vật thân leo, có hoa, sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và hướng tới ánh sáng, chiều dài có thể lên tới 10m.

Đặc điểm

Cụ thể về một số đặc điểm của các bộ phận trên cây:

  • Thân cây tương đối mập, mọng nước, đồng thời vỏ bên ngoài nhẵn bóng, với màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa rất nhiều chất nhớt, bạn chỉ cần bẻ đôi ra sẽ thấy nhỏ sợi dài.
  • Lá mồng tơi có màu xanh, dày, hình trứng hoặc hình trái tim. Hơn nữa, phần lá này cũng rất mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ theo dọc các thân cây, cuống ngắn bám vào các thân.
  • Hoa mọc xen kẽ trong các kẽ lá thành bông với sắc đỏ, hoặc tím đỏ.
  • Quả mồng tơi có hình cầu, tương đối mọng nước, với kích thước nhỏ chỉ từ 5 – 6mm. Khi quả còn non có màu xanh, lúc chín sẽ chuyển sang sắc tím đen.
  • Rễ mồng tơi thuộc loại rễ chùm, ăn sâu và bám chặt vào lòng đất.
Đây là loài thực vật thân leo, có hoa, sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây
Đây là loài thực vật thân leo, có hoa, sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây

Phân bố rau mồng tơi

Cây mồng tơi mọc hoang rất nhiều ở các vùng đất tơi xốp, có nguồn gốc ở các nước Nam Á và vùng ôn đới, nhiệt đới Châu Âu, Châu Á,… Ngày nay, tại nước ta, loại cây này được trồng ở khắp mọi nơi với mục đích làm thực phẩm và cung cấp nguồn dược liệu phục vụ việc chữa bệnh.

Thành phần hóa học

Trong rau mồng tơi chứa các chất gồm: Polysaccharide, vitamin C, A, PP, B1, B2, chất nhầy, saponin, pectin, tinh bột, canxi, chất béo, chất đạm, nước, năng lượng, sắt, tro, folate. Theo đó, mọi bộ phận của cây đều chứa những thành phần tốt, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

đông trùng hạ thảo vietfarm
Đông trùng hạ thảo Vietfarm được VTV2 giới thiệu, có hàm lượng Cordycepin và Adenosine CAO NHẤT thị trường. CLICK XEM NGAY NHẬN ƯU ĐÃI VÀNG.

Hơn nữa, ưu điểm là với cây mồng tơi bạn có thể thu hái quanh năm. Phần thân và lá sau khi lấy về đem về rửa sạch, dùng dưới dạng tươi. Còn những quả chín sẽ được hái trước, đem phơi khô lấy hạt.

Tìm hiểu rau mồng tơi có công dụng gì?

Mồng tơi có tính mát, nên vào mùa hè nóng bức được sử dụng khá phổ biến và được xem như một loại “rau vua”. Trong Đông y, mồng tơi được đánh giá là có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, đại trường, tỳ can, tá tràng. Nhờ đó mang đến tác dụng tán nhiệt, giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọt và làm đẹp cho da.

Đặc biệt chất nhầy pectin có trong mồng tơi mang đến tác dụng trừ thấp, nhuận tràng, ngăn ngừa béo phì, giúp giảm cân. Do đó, rau đặc biệt thích hợp dùng cho những người đường huyết cao, có mỡ máu và đang muốn giảm béo.

Cụ thể, do chất nhầy pectin có khả năng hấp thụ cholesterol và khóa màng ở thành ruột. Từ đây, cholesterol không ngấm được vào máu mà sẽ theo đường đại tiện đi ra ngoài, hỗ trợ cho việc giảm cân. Đồng thời, nước cốt của cây mồng tơi mang đến tác dụng làm lành vết thương, đặc biệt là những vết bỏng.

Mồng tơi có tính mát, nên vào mùa hè nóng bức được sử dụng khá phổ biến và được xem như một loại “rau vua”
Mồng tơi có tính mát, nên vào mùa hè nóng bức được sử dụng khá phổ biến và được xem như một loại “rau vua”

Bầu ăn rau mồng tơi được không, được biết loài rau này mang đến rất nhiều tác dụng có lợi không chỉ cho phụ nữ khi mang thai mà cả thai nhi phía trong. Do chất axit folic là một trong những loại vitamin thuộc nhóm B, nhờ đó giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Đồng thời, hàm lượng sắt trong cây mồng tơi cũng rất tốt với bà bầu, giúp phòng chống ung thư và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả với rau mồng tơi

Nhờ những tác dụng tuyệt vời phía trên, các bạn có thể sử dụng cây mồng tơi để chữa trị một số bệnh lý dưới đây. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Bài thuốc trị đi ngoài ra máu kinh niên

  • Chuẩn bị khoảng 30g cây mồng tơi và 1 con gà mái già cỡ vừa phải.
  • Đem rau mồng tơi nhặt sạch lá, thân và ngọn rồi rửa và thái nhỏ. Còn gà đem làm sạch lông, bỏ chân, đầu và nội tạng trong bụng, chặt thành miếng cho vừa ăn.
  • Hầm chín gà rồi cho rau mồng tơi vào đun lửa nhỏ thêm chừng 20 phút nữa thì tắt bếp.
  • Chia nhỏ ra ăn hết trong 2 – 3 bữa, mỗi tuần thực hiện 2 lần để đại tiện thông suốt và không còn gặp phải tình trạng chảy máu.

Chữa bệnh trĩ thể nhẹ

  • Cách 1: Giã nát 1 nắm lá mồng tơi và một ít muối hạt với nhau. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên hậu môn trong 30 phút. Cách ngày thực hiện 1 lần để đạt được hiệu quả.
  • Cách 2: Nấu canh rau mồng tơi cá diếc, tôm hoặc cua đồng mỗi tuần 3 lần để ăn.
  • Cách 3: Xay nhuyễn một bó mồng tơi cùng với 1 cốc nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước cốt này, mỗi ngày uống 1 lần, liên tục vài tuần các triệu chứng bệnh sẽ nhanh có cải thiện rõ rệt.

Cải thiện tình trạng đầy bụng và ăn không tiêu

  • Cách 1: Chuẩn bị rau mồng tơi và rau đay mỗi thứ 100g, cùng 1 củ khoai sọ. Đem tất cả nguyên liệu đi sơ chế rồi nấu canh chung với nhau. Sử dụng ăn đều đặn vài ngày, bạn sẽ thấy bụng dễ chịu, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
  • Cách 2: Kết hợp rau mồng tơi, rau đay, ngọn khoai lang và rau má chung với nhau. Nấu canh ăn đều đặn để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Trị mụn đinh nhọt

  • Rau mồng tơi trị mụn bằng cách chuẩn bị 5 lá tươi, rửa sạch cùng với nước muối.
  • Giã nát nguyên liệu và đắp trực tiếp lên các nốt mụn nhọt chưa vỡ.
  • Dùng băng gạc cố định lại, mỗi ngày thay 2 – 3 lần.

Chữa tức ngực, bồn chồn

  • Chuẩn bị 60g mồng tơi, đem sắc kỹ lấy 200ml nước đậm đặc.
  • Thêm một chút rượu trắng vào và uống khi còn ấm.
  • Mỗi ngày bạn nên thực hiện 1 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Kích thích tuyến sữa cho các sản phụ sau khi sinh
  • Hầm gà ác chung với đậu đen, sau đó cho mồng tơi đã chuẩn bị vào nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Sản phụ ăn ngay khi còn nóng có thể kích thích ra nhiều sữa. Hơn nữa, món ăn này còn giúp bổ sung thêm nhiều sắt, các chất nhầy và vitamin để ngăn ngừa rụng tóc, trị táo bón sau sinh và bồi bổ sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả với rau mồng tơi
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả với rau mồng tơi

Trị sưng, nứt núm vú

  • Bạn rửa sạch vài lá mồng tơi, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Giã nát mồng tơi rồi đắp trực tiếp lên núm vú bị sưng nứt.
  • Để trong khoảng 20 phút rồi dùng khăn lau cho sạch.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày để sát trùng, cũng như làm lành các vết thương.

Trị say nắng

  • Bạn lấy khoảng 4 – 5 lá mồng tơi tươi đem rửa sạch, giã nát.
  • Đắp vào hai bên thái dương và vùng trán. Để giữ cố định thuốc, bạn nên dùng băng gạc y tế băng lại.
  • Nằm yên nghỉ ngơi một lúc tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Trị bỏng và làm lành nhanh cho các vết thương

  • Giã nát cây mồng tơi cùng với vài hạt muối.
  • Vắt lấy nước cốt chấm trực tiếp lên các vết bỏng, sau đó đắp cả bã lên các vết thương.

Chữa trị đau nhức xương khớp

  • Bạn chuẩn bị khoảng 300g giò heo, cùng 200g lá mồng tơi và một ít rượu trắng.
  • Giò heo đem nấu nhừ, rồi cho rượu và mồng tơi vào nấu chín.
  • Nêm nếm một chút gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.
  • Sử dụng món này thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả. Đồng thời giúp phòng ngừa các chấn thương của những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.

Trị táo bón, nóng trong và giải độc cho cơ thể

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm mồng tơi, đem rửa sạch, giã nát. Sau đó cho vào nồi cùng 300ml nước đun sôi để nguội. Lọc lấy phần nước dùng uống đều đặn hàng ngày.
  • Cách 2: Lấy 500g mồng tơi rửa sạch và cắt nhỏ. Đem nấu thành canh, nêm nếm gia vị vừa đủ để ăn chung với cơm. Sử dụng món này ăn hàng ngày để giúp nhuận tràng, kích thích đại tiện thông suốt, nhờ đó ngăn ngừa và chữa trị táo bón.

Chữa hoạt tinh

  • Kết hợp nấu mồng tơi, rau dền đỏ mỗi thứ 1 nắm, cùng với 2 quả bầu dục.
  • Ăn canh ngay khi còn nóng để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Điều trị bệnh yếu sinh lý nam

  • Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm có rau má, rau mồng tơi và rau ngót mỗi loại khoảng 100g, cùng với 1 bộ lòng gà hoặc vịt.
  • Đem các nguyên liệu đi sơ chế, cắt nhỏ vừa ăn.
  • Xào lòng chín rồi thêm một bát nước vào đun sôi.
  • Sau đó tiếp tục cho rau vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun thêm chừng 3 phút thì tắt bếp.
  • Ăn ngay khi còn nóng, có thể dùng chung với cơm để cải thiện khả năng sinh lý, chống xuất tinh sớm và kéo dài thời gian quan hệ.

Bài thuốc trị chảy máu cam

  • Rau mồng tơi đem rửa sạch đất cát, rồi ngâm nước muối thêm 15 phút, vớt ra để ráo nước.
  • Đem giã nhuyễn nguyên liệu và lọc lấy nước cốt.
  • Lấy bông gòn thấm nước mồng tơi, nhét vào bên mũi bị chảy máu cam sẽ hỗ trợ cầm máu nhanh chóng.

Chữa trị tình trạng tiểu nóng, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu rắt

  • Cách 1: Bạn chuẩn bị một lượng lá mồng tơi vừa đủ, đem xay nhuyễn, rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó đem pha thêm với một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối ăn. Sử dụng nước này uống đều đặn vào mỗi buổi sáng.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng 70 – 100g rau mồng tơi tươi, đem rửa sạch và để cho ráo nước. Sử dụng nước này uống thay cho nước lọc mỗi ngày.

Trị mụn trứng cá

  • Bạn chuẩn bị lượng lá mồng tơi và rau diếp cá tỷ lệ bằng nhau.
  • Đem nguyên liệu đi giã nát, rồi lọc lấy nước cốt đắp trực tiếp lên khu vực bị mụn, mỗi tuần 3 – 4 lần.

Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết và dưỡng da hồng hào

  • Bạn lấy vài ngọn mồng tơi non đem giã lấy nước cốt.
  • Sau đó thêm vào vài hạt muối hạt, khuấy đều.
  • Lấy hỗn hợp này đắp lên mặt vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết và dưỡng da hồng hào
Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết và dưỡng da hồng hào

Trị di tinh, mộng tinh

  • Bạn chuẩn bị rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ 1 nắm, cùng 0.5kg xương lợn.
  • Đem xương hầm chung với đậu nành, lạc và đậu phộng. Sau khi các nguyên liệu chín nhừ thì thêm mồng tơi vào.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và sử dụng ngay khi còn nóng.
  • Sau khi ăn xong, bạn nên uống thêm 1 ly nước nóng để tăng hiệu quả.

Điều trị suy nhược cơ thể và khí hư

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 100g mồng tơi, 1 nắm đậu đen và 1 con gà ác.
  • Gà đem làm sạch lông, loại bỏ nội tạng, rồi nấu chín nhừ cùng với đậu đen.
  • Sau đó thêm mồng tơi vào nấu chín thì tắt bếp.
  • Dùng ngay khi còn nóng để đạt được những hiệu quả tốt nhất.

Giảm cholesterol và mỡ máu

  • Với bài thuốc này thì cách thực hiện không có gì phức tạp, bạn chỉ cần thường xuyên ăn các món từ mồng tơi dạng xào, luộc, hay nấu canh đều được.
  • Kiên trì thực hiện, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ giúp đào thải lượng cholesterol và mỡ dư thừa qua đường phân. Đồng thời hỗ trợ làm sạch cho đường ruột.

Chữa hơi thở nóng và có mùi khó chịu

  • Rau mồng tơi đem rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu cùng với cua đồng.
  • Duy trì ăn vào buổi trưa, mỗi tuần 3 lần để nhanh đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số lưu ý khi sử dụng cây rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình Việt, đặc biệt là những ngày hè nóng bức. Bởi như đã nói đây là loại rau có công dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, ngoài dùng làm thức ăn, nhiều người còn sử dụng để làm thuốc.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn không nên lạm dụng loại rau này, vì trong mồng tơi chứa một hàm lượng axit axetic tương đối cao. Đây là một chất hóa học có khả năng cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
  • Thời gian để người bệnh đạt được hiệu quả như mong muốn khi sử dụng các bài thuốc trên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều lượng, cách chế biến, bảo quản,…
  • Khi mua rau mồng tơi, nếu thấy có dấu hiệu phun thuốc tăng trưởng, xanh mướt, xanh đậm, bóng mượt thì cần chú ý. Bởi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Tránh ăn sống, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Đồng thời cũng không nên sử dụng qua đêm, vì lúc này hàm lượng nitrat trong rau xanh chuyển thành nitrit dễ gây ung thư.
  • Không nấu mồng tơi chung với thịt bò, gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa. Đặc biệt với những người bị táo bón thì càng khiến bệnh trầm trọng hơn. Theo chuyên gia, loại rau này đạt tác dụng tốt nhất khi ăn chúng với các thực phẩm giàu vitamin C.
  • Người bệnh bị sỏi thận cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm này, tránh để sỏi phát triển lớn hơn.
  • Những đối tượng mới lấy cao răng trong 1 – 2 tuần đầu cũng không nên sử dụng mồng tơi, vì chúng dễ tạo thành các mảng bám ố vàng trên răng.
  • Ngoài ra, chất xơ trong rau mồng tơi cũng có thể khiến dạ dày khó chịu, do đó những người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng cũng nên hạn chế sử dụng. Bởi rau mồng tơi có tính hàn, nếu ăn sẽ khiến cho các triệu chứng thêm nặng hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công dụng của rau mồng tơi, cùng các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ thực phẩm này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước khi áp dụng, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có những tư vấn cho phù hợp với tình hình thực tế.

Câu hỏi thường gặp

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia