Quả Trám Có Công Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Như Thế Nào?

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4/5 - (6 bình chọn)

Quả trám chắc chắn không phải loại quả xa lạ với nhiều người, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Thông thường, nó sẽ được chế biến thành các món ăn, điển hình như ô mai, mứt, om ăn trực tiếp hoặc dùng để kho cá,… Bên cạnh đó, trong Đông y loại quả này còn được sử dụng như một vị thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Bạn có biết quả trám là quả gì?

Quả trám có tên gọi khoa học là fructus canarii và được chia thành hai loại chính là trám đen và trám trắng. Tùy vào đặc điểm cụ thể của từng loại, bạn có thể nhận biết chúng như sau:

  • Quả trám đen (canarium nigrum engl): Còn được gọi là mộc uy tử, trám chim, hắc lãm, cây bùi,… Loại quả này có màu đen sẫm, dạng quả trứng với chiều dài từ 3 – 4cm và rộng 2cm. Hạt trám rất cứng và được chia thành 3 ngăn.
  • Quả trám trắng (canarium album raeusch): Thường được gọi với nhiều tên khác là cảm lãm, gián quả, thanh quả, thanh tử, mác cơm, cà ná, bạch lãm, hoàng lãm,… Loại quả này có dạng hình thoi, màu vàng xanh nhạt, hai đầu tù. Quả có chiều dài khoảng 45mm và rộng từ khoảng 20 – 25mm. Hạt trám trắng có hình thoi với 2 đầu nhọn, nhẵn và cứng, trong có 3 ngăn.

Đặc điểm

Các đặc điểm về thân, lá, quả, hoa của hai loại trám này tương đối giống nhau, cụ thể:

Trám thuộc thân gỗ lớn, lâu năm, chiều cao có thể lên tới 20m
Trám thuộc thân gỗ lớn, lâu năm, chiều cao có thể lên tới 20m
  • Thân: Trám thuộc thân gỗ lớn, lâu năm, chiều cao có thể lên tới 20m, còn đường kính thân cây có thể rộng khoảng 1m.
  • Lá: Cây có lá kép hình lông chim với 5 cặp lá mọc đối trên cuống lá và 1 lá mọc lẻ ở cuối của cuống lá. Lá có dạng thuôn nhọn, nhiều gân nổi rõ ràng.
  • Hoa: Hoa của cây này khá nhỏ, mọc thành từng chùm màu trắng và nhụy hoa có nhiều tua nhỏ.
  • Quả: Cây mọc rất sai quả, thành từng chùm và thường có hình bầu dục. Trong đó, quả trám trắng có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng nhạt, bên trong có hạt cứng hình ngôi sao. Còn trám đen có màu đen thẫm.

Phân bố

Trám trắng phân bổ chủ yếu ở khu vực Bắc Lào và một phần lãnh thổ phía nam của Trung Quốc, cụ thể vị trí từ Quảng Tây đến Vân Nam. Còn tại Việt Nam, loại quả này tập trung chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc, từ tỉnh Quảng Bình trở ra. Trong đó nhiều nhất là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Yên Bái, Vĩnh Phúc,… Còn với cây trám đen được trồng nhiều nhất ở huyện Hương Sơn, các xã Sơn Phú, Sơn Ninh, Sơn Bằng, Sơn Lâm,… của tỉnh Hà Tĩnh.

Trám là một loại cây lâu năm, thích hợp trồng ở những vùng núi cao, thường được dùng để lấy gỗ. Bên cạnh đó, người dân còn lấy quả thêm vào các món ăn hàng ngày. Do đó, trám ngày càng trở thành loại cây trồng thích hợp cho giá trị kinh tế cao và được nhiều người hưởng ứng trồng.

Lớn nhất năm, Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm ưu đãi khủng giảm 10% - 25% giá trị LÊN ĐẾN 2.288.000 VNĐ. Chương trình áp dụng duy nhất dịp 30/4 - 1/5, rinh ngay kẻo lỡ.

Thành phần hóa học

Trong quả trám chứa 12% là protein, 1.09% lipid, 0,06% phosphor, 2% hydrate carbon, 0,046% Ca, 0,046% P.  Dầu từ hạt trám chứa acid hexanoic, stearic, palmitic, linoleic, octanic, lauric, citric, myristic, decanoic,… Còn phần cùi trám chứa nhiều đường, chất béo, acid folic, các loại vitamin C, B1, P, acid hữu cơ, chất khoáng (arroten, sắt, kali, magie, canxi, kẽm,…) và chất xơ.

Giải đáp quả trám có tác dụng gì?

Quả trám đang được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt, cũng như nhiều bài thuốc Đông y. Vậy loại quả này có những công dụng gì, cùng tìm hiểu ngay:

Quả trám đang được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt
Quả trám đang được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt
  • Theo Đông y: Các tài liệu y học cổ truyền đều ghi lại rằng, quả trám trắng và trám đen mang đến tác dụng lợi yết hầu, sinh tân chỉ khát và giải độc. Chính vì vậy, loại quả này thường có trong bảng thành phần của các loại thuốc giải rượu, chữa yết hầu sưng đau, điều trị chứng ho nhiều đờm, đau cổ họng và hòa hãn tư bổ. Ngoài ra, Đông y còn cho thấy quả trám chín mang đến tác dụng chữa an thần và Đông kinh.
  • Theo Y học hiện đại: Một số nghiên cứu cho thấy, trong quả trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi nên thường được dùng làm thức ăn cho trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên, phụ nữ đang mang thai và những người đang bị suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, nước quả trám sắc còn có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đồng thời giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ quả trám

Dưới đây là những bài thuốc sử dụng quả trám đem lại hiệu quả cao và được nhiều người tin tưởng sử dụng, bạn có thể tham khảo:

Trị mất ngủ, khô cổ và đau họng khi ngủ đêm trong mùa đông

  • Bạn sử dụng 2 – 3 quả trám trắng, đem bỏ hạt, đập dập lọc lấy nước uống.
  • Để tăng hương vị và hiệu quả, bạn có thêm vào một chút mật ong và gừng.

Chữa mất tiếng, tình trạng viêm họng cấp, khô rát cổ và viêm amidan

  • Quả trám đem rửa sạch bụi bẩn, sau đó để ráo nước và đem muối như muối chanh.
  • Mỗi ngày bạn lấy một lượng vừa đủ ra ngậm hoặc pha nước uống.
  • Bạn có thể dùng phối hợp trám tươi để hãm lấy nước uống và làm tăng tác dụng chữa đau họng.

Trị khản tiếng

  • Bạn chuẩn bị 4 quả trám tươi, đem rửa thật sạch, để ráo nước và bỏ hạt.
  • Sau đó giã nát cùi trám với 10g huyền sâm thái lát chuẩn bị trước đó.
  • Tiếp theo cho hỗn hợp vào nồi, đổ cho ngập nước và nấu uống.
  • Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 3 – 5 ngày nhằm giúp giữ ấm, lợi yết hầu, tiêu thũng và giải độc cho cơ thể.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng sốt cao, khô môi và khát nước

  • Bạn chuẩn bị vài quả trám, đem rửa sạch, bỏ hạt và giã lấy nước uống.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng có những chuyển biến tích cực.

Nước thanh nhiệt

  • Bạn lấy 20g trám tươi đem bỏ hạt, rồi cho vào nồi đun cùng 500ml nước và 4 chùm rễ lau tươi.
  • Thời gian đun khoảng 30 phút, lưu ý để lửa nhỏ, sau đó lọc lấy nước uống.

Bài thuốc thanh nhiệt giải thử

  • Bạn cần chuẩn bị 5 quả trám tươi bỏ hạt, 5g rễ lau thái nhỏ, 10 miếng ngó sen, 5g mã thầy, 5g kim thạch hộc thái nhỏ, 10g mạch đông, 2 quả lê gọt vỏ.
  • Đem tất cả nguyên liệu vào nồi đun cùng với 2 lít nước, lưu ý để lửa nhỏ và đun trong khoảng 1 tiếng.
  • Tắt bếp và lọc lấy nước uống, chờ khi nguội thì chia thành nhiều phần nhỏ sử dụng trong ngày.
  • Thực hiện bài thuốc này liên tục cho đến khi các triệu chứng miệng khô khó chịu thuyên giảm.
Cả trám đen và trám trắng đều được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh
Cả trám đen và trám trắng đều được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh

Điều trị ho khan

  • Bạn chuẩn bị 20 quả trám muối, cùng với 50g vỏ đậu phụ vào nồi và nấu lên với lượng nước vừa đủ.
  • Chờ khi nước sôi, bạn tắt bếp và lọc lấy phần nước để uống trong ngày.

Chữa ho gà

  • Quả trám đem nấu chung với đường phèn.
  • Sau đó lọc lấy phần nước cốt tiết ra để uống.
  • Chữa khó nuốt, chỉ khát, thanh phế, tình trạng sưng họng và buồn nôn
  • Bạn chuẩn bị 10g trám tươi bỏ vỏ, 120g ngó sen đã làm sạch, 6g gừng tươi được gọt vỏ và rửa sạch, cùng với 150g mã thầy.
  • Tất cả các vị thuốc đem giã nát và vắt lấy phần nước để uống.

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng quả trám

Để đảm bảo an toàn và hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong loại quả này, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:

  • Một số nhóm đối tượng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng là trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, những người đang điều trị bệnh lý bằng thuốc Tây, bị dị ứng với các thành phần của quả trám,… Hoặc tốt nhất bạn nên tham vấn chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc phía trên.
  • Chú ý tuân thủ liều lượng của bài thuốc và hướng dẫn của chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả, hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong quá trình sử dụng quả trám, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường cho thấy bị dị ứng, bạn cần ngưng lại và liên hệ với chuyên gia để được hỗ trợ.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những thông tin cơ bản của quả trám, công dụng và một số bài thuốc hiệu quả. Mặc dù quả trám được đánh giá là khá lành tính, tuy nhiên các bạn vẫn nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe liên quan, hãy để lại lời nhắn ngay phía dưới đây.

Câu hỏi thường gặp

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia