Nội soi dạ dày để làm gì? Quy trình thực hiện và chi phí nội soi là bao nhiêu?

Ngày cập nhật: 24/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.8/5 - (6 bình chọn)

Nội soi dạ dày là phương pháp khá phổ biến hiện nay giúp chẩn đoán và điều trị bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người còn chưa hiểu rõ và khá e ngại khi được chỉ định thủ thuật này. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về kỹ thuật này cũng như quy trình nội soi bao tử.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày (nội soi bao tử) là dùng ống soi mềm để quan sát chi tiết thực quản, dạ dày hay tá tràng, hành tá tràng. Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ để lấy dị vật hoặc cắt polyp, điều trị giãn tĩnh mạch thực quản, cầm máu, giãn tĩnh mạch phình vị,…

Nội soi dạ dày (nội soi bao tử) là dùng ống soi mềm để quan sát chi tiết thực quản, dạ dày
Nội soi dạ dày (nội soi bao tử) là dùng ống soi mềm để quan sát chi tiết thực quản, dạ dày

Nội soi dạ dày hay nội soi dạ dày tá tràng nhìn chung khá an toàn. Một số ít trường hợp có thể bị xây xát niêm mạc, nhiễm trùng,… do bệnh nhân không hợp tác hoặc dạ dày có vấn đề từ trước. Tuy nhiên đây chỉ là số ít vì đa phần kỹ thuật này an toàn, ít khi xảy ra biến chứng.

Khi nào nên nội soi dạ dày?

Kỹ thuật này giúp phát hiện nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, vậy khi nào nên nội soi?

Khám sức khỏe tổng quát

Khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát, nội soi bao tử, nội soi dạ dày thực quản thường được chỉ định. Phương pháp này sẽ giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm, từ đó có thể có biện pháp điều trị, xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Khi cơ thể có những triệu chứng bất thường

Đa số mọi người đều nghĩ rằng mình khỏe mạnh và không cần đi nội soi. Nhưng nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau thì hãy đến cơ sở ý tế gần nhất để kiểm tra:

  • Đau bụng phía trên: Cơn đau có thể chỉ diễn ra nhất thời nhưng nếu cơn đau liên tục và không dứt thì hãy tìm đến bác sĩ.
  • Buồn nôn: Nôn hay buồn nôn là phản ứng tự bảo vệ của dạ dày. Đây là cách giúp dạ dày loại bỏ những tác nhân gây bệnh và chứng tỏ môi trường trong dạ dày không ổn định. Vậy nên hãy tiến hành nội soi để biết được tình trạng dạ dày.
  • Đầy hơi, khó tiêu: Trong bụng mỗi chúng ta chứa nhiều thức ăn, vi sinh vật. Nếu bạn bị đầy hơi, khó tiêu chứng tỏ dạ dày bị viêm loét và bị vi khuẩn tấn công, từ đó tạo ra nhiều khí hơi.
  • Đi ngoài ra máu: Nếu bạn đi ngoài ra máu chứng tỏ dạ dày bị tổn thương niêm mạc và hãy đi khám để được tư vấn điều trị.
Người buồn nôn và nôn ói thường xuyên nên đi kiểm tra sức khỏe
Người buồn nôn và nôn ói thường xuyên nên đi kiểm tra sức khỏe

Người có tiền sử bị bệnh đau dạ dày

Nếu người bệnh từng bị đau dạ dày thì cơn đau có thể sẽ rất dễ tái phát. Vậy nên, bạn cần đi kiểm tra từ 2 – 3 lần mỗi năm tùy mức độ bệnh.

Ngoài ra, người thường xuyên dùng cà phê, rượu, bia, chất kích thích cũng cần đi nội soi bao tử để biết được tình trạng sức khỏe, xác định xem mình có mắc bệnh hay không?

Chống chỉ định nội soi dạ dày với những đối tượng nào?

Phương pháp này khá an toàn, tuy nhiên một số đối tượng sau đây không nên nội soi khi không cần thiết:

  • Người có lỗ thủng dạ dày.
  • Người bị bỏng dạ dày do acid.
  • Người bị tâm thần rối loạn.
  • Người mắc bệnh suy tim.
  • Người ăn no, trong bụng nhiều thức ăn.
Người mắc bệnh suy tim không nên thực hiện kỹ thuật này
Người mắc bệnh suy tim không nên thực hiện kỹ thuật này

Các cách nội soi dạ dày hiện nay

Hiện nay, kỹ thuật nội soi có thể được thực hiện bằng đường mũi, đường miệng hoặc nội soi gây mê. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu mà người bệnh có thể lựa chọn. Dưới đây là cách phương pháp phổ biến được thực hiện ở các cơ sở y tế.

Nội soi qua đường miệng

Đây là kỹ thuật truyền thống và vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay.

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, giá thành thấp và độ chính xác khá cao.
  • Nhược điểm: Thiết bị nội soi dạ dày là ống mềm có đường kính lớn và khi đi qua miệng sẽ kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi, gây buồn nôn, khó chịu , sợ hãi cho người bệnh. Một số trường hợp có thể bị đau rát họng sau khi nội soi.

Nội soi qua đường mũi

Nội soi qua đường mũi là kỹ thuật đưa ống soi dạ dày qua mũi, vào thực quản rồi xuống dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Mục đích là chẩn đoán những bệnh lý của thực quản cũng như dạ dày, tá tràng.

  • Ưu điểm: Kỹ thuật dễ thực hiện và mang lại độ chính xác cao. Ống soi có đường kính nhỏ, đi qua đường mũi nên không chạm và lưỡi gà, hầu họng, ít gây khó chịu cho người thực hiện.
  • Nhược điểm: Kỹ thuật này không thể thực hiện nếu bệnh nhân bị bệnh hẹp khe mũi hoặc bệnh có liên quan. Ngoài ra, chi phí thực hiện cũng cao hơn nội soi đường miệng.

Nội soi bao tử gây mê, không đau

Đây là phương pháp nội soi dạ dày mới và phù hợp với những bệnh nhân có tâm lý sợ hãi, sợ đau. Bác sĩ sẽ đưa ống soi qua đường miệng xuống dạ dày để chẩn đoán những bệnh lý có liên quan trong tình trạng người bệnh bị gây mê.

Nội soi gây mê là phương pháp an toàn, không gây khó chịu
Nội soi gây mê là phương pháp an toàn, không gây khó chịu
  • Ưu điểm: Người bệnh không đau, không khó chịu và không buồn nôn khi nội soi. Người bệnh không bị ám ảnh sau khi thực hiện, không giãy giụa, giật ống soi nên kết quả nội soi chính xác. Phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. Trong lúc bệnh nhân mê bác sĩ có thể can thiệp một số thủ thuật như: Lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu ổ loét, thắt tĩnh mạch thực quản,…
  • Nhược điểm: Giá nội soi dạ dày gây tê khá cao. Quy trình kỹ thuật nội soi dạ dày này khá phức tạp và có thể cần thêm một số xét nghiệm cũng như điện tim đồ. Một số trường hợp sau khi thực hiện bị mệt, buồn ngủ do thuốc mê và cần phải kiểm tra, theo dõi sau nội soi.

Quy trình thực hiện

Thông thường, thực hiện nội soi vùng dạ dày, tá tràng sẽ diễn ra như sau:

Chuẩn bị trước khi nội soi

Trước khi nội soi bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử các bệnh nội khoa, ngoại khoa của người bệnh. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chia sẻ về những thuốc điều trị dạ dày đã dùng hoặc đang dùng.

Sau đó người bệnh sẽ được yêu cầu ký giấy xác nhận mình đã hiểu những rủi ro có thể xảy ra, đồng ý thực hiện thủ thuật này. Vậy nên nếu người bệnh còn khó khăn, thắc mắc gì thì hãy hỏi ngay bác sĩ để được tư vấn và giải thích cặn kẽ, chi tiết.

Kết thúc việc cam kết, bác sĩ sẽ hướng dẫn những việc làm như sau:

  • Không ăn uống trước khi nội soi từ 4 – 8 tiếng để dạ dày sạch, thuận lợi cho việc nội soi.
  • Ngừng dùng thuốc như: Thuốc chống đông để tránh nguy cơ xuất huyết. Người bị tim mạch, tiểu đường thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về những thuốc đang dùng.
  • Chuẩn bị tâm lý nếu người bệnh nội soi qua đường miệng, đường mũi. Ngoài ra bệnh nhân có thể nội soi bằng gây mê để cảm thấy dễ chịu hơn.

Các bước nội soi

Các bước nội soi được tiến hành như sau quy trình như sau:

  • Bệnh nhân nằm nghiêng trái và có những thiết bị hỗ trợ để theo dõi nhịp thở, huyết áp cũng như nhịp tim.
  • Nếu người bệnh nội soi gây mê thì sẽ được truyền thuốc mê qua đường tĩnh mạch trên cánh tay.
  • Khi ống nội soi đi qua thực quản, xuống dạ dày sẽ có 1 camera rất nhỏ ở đầu ống nội soi để giúp truyền tải những hình ảnh bên trong dạ dày ra màn hình bên ngoài.
  • Bác sĩ sẽ quan sát và ghi lại những bất thường xảy ra.
  • Sau khi kết thúc nội soi, bệnh nhân sẽ đầy hơi, căng tức do không khí được bơm vào thực quản giúp căng ống tiêu hóa.
  • Thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút tùy theo.
Thời gian nội soi bao tử sẽ kéo dài 15 - 20 phút tùy theo
Thời gian nội soi bao tử sẽ kéo dài 15 – 20 phút tùy theo

Một số phản ứng trong khi nội soi

Một số trường hợp có thể gặp phải những biến chứng trong quá trình thực hiện phương pháp này có thể kể đến như:

  • Sặc dịch dạ dày vào phổi.
  • Nhiễm trùng.
  • Xuất huyết.
  • Rách đường tiêu hóa trên (hiếm khi xảy ra).

Chi phí nội soi dạ dày là bao nhiêu có đắt không?

Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, giá nội soi dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nội soi, cơ sở nội soi cũng như bác sĩ thực hiện. Trung bình, phí nội soi bao tử, dạ dày khoảng:

  • Nội soi đường mũi, đường miệng (không gây mê): 600.000 – 750.000 đồng.
  • Nội soi gây mê: 1.000.000 – 1.500.000 đồng.

Một số thắc mắc về vấn đề nội soi dạ dày

Có nhiều thắc mắc của người bệnh xung quanh kỹ thuật này, đặc biệt là với những người đi nội soi lần đầu. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề xung quanh nội soi dạ dày ngay sau đây.

Có nên nội soi dạ dày không?

Các bệnh lý dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt nên nhiều người thường chủ quan. Chỉ khi triệu chứng rõ ràng người bệnh mới đi khám thì lúc này bệnh đã nặng hơn, khó điều trị hơn. Việc nội soi sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh lý liên quan và đưa ra hướng điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt kỹ thuật này còn giúp tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả.

Việc nội soi sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh lý liên quan và đưa ra hướng điều trị sớm
Việc nội soi sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh lý liên quan và đưa ra hướng điều trị sớm

Nội soi dạ dày có đau không và bao lâu nội soi dạ dày một lần?

Đây là thủ thuật được đánh giá là ít đau và có thể không đau nếu người bệnh nội soi gây mê. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp an toàn, không để lại vết thương cũng như không gây tai biến. Vậy bao lâu nên nội soi dạ dày một lần?

Theo các bác sĩ, khoảng cách giữa hai lần nội soi sẽ tùy thuộc vào mục đích của người bệnh. Có người bệnh buổi sáng nội soi không có xuất huyết nhưng buổi chiều lại xảy ra khả năng này thì nên kiểm tra lại để cầm máu cho người bệnh. Người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần nội soi sau khi điều trị. Người polyp dạ dày cần nội soi sau 6 – 12 tháng. Việc nội soi quá nhiều cũng không tốt nên trung bình bạn có thể thực hiện kỹ thuật này 1 năm 2 lần.

Nội soi dạ dày mất bao lâu và có để lại biến chứng gì không?

Quá trình nội soi dạ dày từ lúc chuẩn bị cho đến khi thực hiện và nhận kết quả có thể kéo dài từ 2 – 3 tiếng. Với những bệnh nhân nội soi gây mê có thể cần ở lại bệnh viện khoảng 1 tiếng để thuốc mê hết tác dụng. Vậy nên người bệnh cần cân nhắc và sắp xếp công việc để có một buổi nội soi thoải mái, thành công.

Thực hiện nội soi ít khi bị biến chứng, chỉ gây khó chịu đôi chút với người bệnh. Vậy nên người bệnh không cần quá lo lắng và nên đến những bệnh viện, phòng khám uy tín để thực hiện.

Có nên nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc?

Triệu chứng của bệnh dạ dày và đại tràng là giống nhau và 2 cơ quan này cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy nên người bệnh có thể nội soi 2 bộ phận này cùng lúc. Thực hiện nội soi cùng lúc có những ưu điểm như:

  • Chỉ phát gây mê 1 lần, tiết kiệm thời gian.
  • Quá trình chuẩn bị nội soi là giống nhau, tổng thời gian thực hiện sẽ ngắn hơn.
  • Một lần thực hiện có thể tầm soát cả 2 bệnh lý.
  • Giảm chi phí cho bệnh nhân.
Có thể nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc
Có thể nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc

Nội soi dạ dày thường xuyên có tốt không?

Việc nội soi sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để đưa vào trong cơ thể nên người bệnh chú ý chỉ nội soi khi có chỉ định của bác sĩ và không nên thực hiện quá thường xuyên.

Ngoài ra, chi phí để nội soi cũng rất tốn kém, không phải ai cũng có khả năng chi trả. Chỉ khi nào nhận thấy những triệu chứng bệnh và tầm soát bệnh ung thư người bệnh mới cần nội soi.

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không vì sao?

Rất nhiều người lo sợ khi nội soi sẽ bị lây bệnh. Thực tế, nếu máy nội soi, dụng cụ nội soi không được khử khuẩn theo quy định thì người bệnh có thể có nguy cơ mắc bệnh như viêm gan B, HIV, nhiễm vi khuẩn HP. Vậy nên người bệnh cần đến những cơ sở đảm bảo chất lượng, uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

Trước khi nội soi có được uống nước không?

Để quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, người bệnh nên uống nước theo nguyên tắc sau:

  • 48 tiếng trước khi nội soi nên uống thật nhiều nước để tránh nguy cơ mất nước. Lưu ý không uống nước có màu đỏ, xanh, tím.
  • 24 tiếng trước khi thực hiện vẫn có thể uống nước nhưng hạn chế nước có màu đậm.
  • 6 tiếng trước khi nội soi không nên uống nước.

Tác hại của nội soi dạ dày như thế nào?

Nội soi bao tử không gây hại cho sức khỏe nhưng một số người bệnh có thể gặp tình trạng đau vùng thượng vị, trào ngược dạ dày hoặc buồn nôn, khó ăn.

Một số lưu ý khi nội soi dạ dày

Để quá trình thực hiện nội soi diễn ra thuận lợi, hạn chế những rủi ro không đáng có, khi đi nội soi người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Phải nhịn ăn ít nhất là 6 giờ trước khi nội soi, nên đi vào buổi sáng.
  • Không uống đồ có cồn, có gas, sữa, nước có màu vì sẽ khiến bác sĩ khó quan sát.
  • Cần thông báo cho bác sĩ nếu như bạn dị ứng với các dụng cụ y tế.
  • Nếu đang dùng thuốc hoặc điều trị bệnh cũng cần nói với bác sĩ.
  • Với những bệnh nhân nội soi có gây mê, sau khi nội soi sẽ nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng. Trong thời gian này nếu có vấn đề gì về sức khỏe thì nên thông báo với bác sĩ.
  • Nên đi nội soi cùng bạn bè, người thân để tránh tự đi về nhà 1 mình sẽ rất nguy hiểm.

Sau 1 – 2 giờ nội soi người bệnh mới ăn uống. Những thực phẩm nên ăn gồm cháo, súp, đồ mềm lỏng để dễ tiêu hóa.
Nội soi dạ dày là kỹ thuật an toàn và phổ biến, giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm đến đường tiêu hóa. Người bệnh nên thực hiện nội soi mỗi năm 1 – 2 lần. Ngoài ra cũng nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả nội soi chính xác, đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia