Nhiễm trùng tai: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh

Ngày đăng: 29/05/2023 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (3 bình chọn)

Nhiễm trùng tai là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nếu người bệnh không điều trị sớm trong giai đoạn khởi phát, tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng. Muốn biết nhiễm trùng tai là gì và cách điều trị như thế nào, bạn nên theo dõi nội dung dưới đây.

Nhiễm trùng tai là gì?

Nhiễm trùng tai có thể xuất hiện ở những người bị viêm tai giữa, cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm bệnh tại đường hô hấp. Dịch nhầy trong tai tích tụ lâu ngày và không được đào thải gây viêm nhiễm kéo dài, dẫn đến nhiễm trùng tai.

Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dễ mắc nhiễm trùng tai hơn người lớn.

Lúc này, cấu tạo ống tai thường hẹp, ngắn, dễ bị nhiễm khuẩn và khó thoát dịch ra bên ngoài. Việc hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng là yếu tố làm các bé dễ mắc bệnh.

Nhiễm trùng tai là bệnh lý xuất hiện ở mọi đối tượng
Nhiễm trùng tai là bệnh lý xuất hiện ở mọi đối tượng

Khi bị nhiễm trùng tai, người bệnh thường cảm thấy đau nhức và rất khó chịu. Bệnh lý có thể gây viêm xương chũm, mất một phần thính lực, viêm màng não, áp xe não…

Nguyên nhân gây nhiễm trùng lỗ tai

Người bệnh có thể bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng tai ngoài. Tình trạng này xảy ra khi các ống Eustache trong tai bị hại khuẩn tấn công và trú ngụ, từ đó gây viêm nhiễm và tích tụ dịch mủ.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng tai bao gồm:

  • Cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng.
  • Mắc bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan…
  • Hút thuốc.
  • Sưng, viêm tại vòm họng.
  • Ô nhiễm không khí.
  • Dư thừa chất nhờn tại tai.

Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng gia tăng nguy cơ gây nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh:

  • Các bé thường xuyên bú bình hoặc bú trong tư thế nằm.
  • Trẻ được nuôi dưỡng thành nhóm.
  • Thời tiết thay đổi, mùa đông khiến bé bị nhiễm lạnh.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tai

Các triệu chứng nhiễm trùng tai thường biểu hiện rõ ràng thông qua dấu hiệu bên ngoài. Nếu người bệnh tập trung chú ý sẽ nhanh chóng phát hiện tình trạng viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý ở người lớn là:

  • Đau nhức ngoài hoặc trong tai, cơn đau có thể xuất hiện 1 bên hoặc 2 bên theo tần suất khác nhau.
  • Thỉnh thoảng gặp cơn đau mạnh và bất ngờ trong ống tai.
  • Tai bị ù và có cảm giác buồn nôn.
  • Suy giảm thính lực.
  • Xuất hiện dịch mủ chảy ra từ tai đi kèm dịch trắng, mủ xanh, có lẫn máu,….
Khi bị nhiễm trùng tai, người bệnh sẽ thấy xuất hiện dịch mủ
Khi bị nhiễm trùng tai, người bệnh sẽ thấy xuất hiện dịch mủ

So với người lớn, tình trạng nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện hơn. Bởi lẽ, các bé còn quá nhỏ và chưa biết nói hoặc chưa biết mô tả dấu hiệu. Nếu bị khó chịu, trẻ thường quấy khóc, khiến cha mẹ rất khó nhận biết. Phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của con:

  • Trẻ thường xuyên lấy tay vò, kéo, giật tai.
  • Quấy khóc khi ngủ.
  • Sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Dịch mủ xanh chảy từ trong tai ra ngoài.
  • Lười ăn, biếng ăn.
  • Khóc rất nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.

Tuy nhiên, với từng cơ địa, mỗi bệnh nhân lại xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bệnh nhân nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín.

Cách điều trị nhiễm trùng tai hiệu quả

Khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thông qua triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Thêm vào đó, bác sĩ còn sử dụng ống soi tai để quan sát niêm mạc vùng tai, mũi, họng nhằm xác định mức độ lây lan.

Đi khám cơ sở y tế để sớm có phương pháp điều trị
Đi khám cơ sở y tế để sớm có phương pháp điều trị

Cụ thể, bác sĩ sử dụng dụng cụ soi tai khí nén để chẩn đoán mức độ nhiễm trùng. Từ đó, chuyên gia sẽ đánh giá chính xác vị trí ổ viêm nhiễm và chất lượng dịch nhầy phía sau màng nhĩ.

Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như đo chuyển động màng nhĩ, đo thính lực, phân tích dịch nhầy. Sau khi đã kiểm tra sức khỏe, người bệnh sẽ được áp dụng một trong các cách điều trị sau:

Điều trị nhiễm trùng tai bằng thuốc Tây

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh để chỉ định nhóm thuốc phù hợp. các loại thuốc tây chuyên trị nhiễm trùng tai gồm:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Có tác dụng hạ sốt khi bị nhiễm trùng gây sốt. Tên thuốc phổ biến là Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin… Tuy nhiên, phụ huynh không cho bé sử dụng Aspirin vì có thể dẫn đến sưng gan hoặc sưng não.
  • Kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng kéo dài. Các loại kháng sinh chữa bệnh là Streptomycin, Amoxicillin…
  • Thủ thuật loại bỏ dịch nhầy: Bác sĩ sẽ chọc màng nhĩ để hút dịch trong thành tai sau. Chuyên gia có thể đặt ống cố định trong tai nhằm giúp chất dịch thoát ra dễ dàng. Trong 6 – 18 tháng sau ống sẽ tự rơi ra ngoài.

Những đối tượng kháng thuốc hoạch triệu chứng trở nặng có thể được bác sĩ chỉ định biện pháp phẫu thuật. Cách chữa này chỉ được thực hiện khi tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng và các phương pháp không hiệu quả. Khi lựa chọn phương án này, bệnh nhân nên cân nhắc thật kỹ vì chúng có thể gây ra rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các loại thuốc dù cho hiệu quả nhanh nhưng chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe
Các loại thuốc dù cho hiệu quả nhanh nhưng chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe

Cách chữa nhiễm trùng tai bằng thuốc Tây mang tới hiệu quả nhanh và kiểm soát tốt triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây tác dụng phụ tới các tạng hoặc xuất hiện biến chứng. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia và không tự ý điều trị để bảo vệ sức khỏe.

Nên tìm hiểu:

Khắc phục bệnh bằng mẹo tại nhà

Với những người bị nhiễm trùng dạng nhẹ, biện pháp điều trị tại nhà có thể cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh lý này. Một số cách trị bệnh đơn giản tại nhà là:

Chườm khăn ấm ở tai

Bạn nhúng khăn sạch qua nước ấm, vắt khô và chườm ở xung quanh tai. Nước ấm có thể làm giảm sự đau nhức, giúp máu lưu thông dễ dàng và làm loãng dịch nhầy hiệu quả.

Người bệnh hãy thực hiện biện pháp này 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện tốt triệu chứng.

Sử dụng lá diếp cá

Lá diếp cá chứa hoạt chất có thể kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng và cải thiện tốt tình trạng nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá cây diếp cá, đợi ráo nước và giã thật nhuyễn.
  • Nhỏ nước cốt của thảo dược vào tai mỗi lần 2 – 3 giọt.
  • Chỉ sau một thời gian nhỏ thuốc, bệnh nhân sẽ thấy dịch nhầy được đẩy ra ngoài, tai bớt đau và ngày càng thông thoáng.

Vệ sinh tai

Người bệnh hãy vệ sinh tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Biện pháp này giúp tiêu diệt hại khuẩn trú ngụ ở các cơ quan trong đường hô hấp và ngăn hại khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện:

  • Pha muối với nước ấm và súc miệng hàng ngày.
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể lấy nước muối loãng tẩm tăm bông và vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài ống tai.
  • Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ với nước muối, bạn hãy vệ sinh lại bằng nước sạch.
Vệ sinh tai sạch sẽ hằng ngày
Vệ sinh tai sạch sẽ hằng ngày

Chữa nhiễm trùng bằng Đông y

Y học cổ truyền nổi bật với các bài thuốc kết hợp từ dược liệu tự nhiên, có khả năng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong. Đó là lý do phương pháp này được rất nhiều bệnh nhân ưu tiên sử dụng thay cho Tây y.

Đông y quan niệm nhiễm trùng tai là do phong hàn, tà nhiệt xâm nhập cơ thể. Điều này khiến cơ thể mất cân bằng âm dương kết hợp ngoại tà và dẫn đến viêm nhiễm.

Vì vậy, nhiệm vụ của thuốc Đông y là tiêu diệt hại khuẩn, nâng cao chức năng của các tạng nhằm nâng cao sức đề kháng và ngừa bệnh tái phát.

Thành phần chính trong các bài thuốc là kim ngân hoa, cam thảo, sài hồ, bạch truật, ý dĩ nhân, long đờm thảo, sinh địa… Thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, ít gây tác dụng phụ nên sẽ mang tới hiệu quả dài lâu.

Cách phòng tránh nhiễm trùng tai trong cuộc sống

Thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý tác động rất lớn tới việc phòng ngừa cũng như điều trị nhiễm trùng tai. Theo đó, người bệnh nên:

  • Vệ sinh tay thường xuyên để ngăn vi khuẩn tồn tại trên bề mặt và có cơ hội gây hại cho cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc tại nơi đông người.
  • Phụ huynh nên cho bé bú sữa mẹ trong năm đầu để bé phát triển toàn diện. Hạn chế việc cho bé ngâm vú giả nhiều.
  • Cả người lớn và trẻ nhỏ đều nên tránh xa khói thuốc và tuyệt đối không được hút thuốc.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ…. vì chúng có thể tăng tình trạng viêm nhiễm ở tai.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng trong chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Tiêm chủng đúng hẹn và tiêm phòng các bệnh liên quan tới cảm lạnh, cảm cúm.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện thay đổi trong cơ thể.

Nhiễm trùng tai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân, vì vậy nếu có dấu hiệu bất ổn, người bệnh nên đi thăm khám kịp thời. Khám chữa bệnh là một trong những biện pháp giúp cho bạn phát hiện bệnh và khắc phục triệu chứng nhanh chóng.

Đọc ngay:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia