Bất Ngờ Hiệu Quả Lá Dứa Chữa Tiểu Đường – An Toàn Từ Cây Nhà

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
Đánh giá

Thời gian gần đây, lá dứa chữa tiểu đường được rất nhiều bệnh nhân truyền tai nhau rộng rãi, đặc biệt với bệnh tiểu đường tuýp 2. Bài thuốc này khá đơn giản, chỉ sử dụng cây lá dứa hay còn gọi là cây dứa thơm, cây cơm nếp ngay trong vườn nhà. Liệu bài thuốc dân gian này có thực sự đem lại hiệu quả hay không, phụ nữ tiểu đường thai kỳ có dùng được không và cách làm như thế nào? 

Hiệu quả của lá dứa chữa bệnh tiểu đường

Trước tiên, chúng tôi nhận thấy rằng, rất nhiều bạn đọc nhầm lẫn giữa cây lá dứa với các loại cây khác như cây dứa (thơm) cho quả dứa – một loại hoa quả và cây dứa dại.

Lá dứa chữa tiểu đường là một loại cây khác, ở các địa phương khác còn gọi là cây cơm nếp, cây dứa thơm, cây lá nếp, cây thơm,… Loại cây này được dùng nhiều để làm hương liệu cho món ăn, làm nước sâm dứa giải khát và làm dược liệu chữa bệnh.

Lý giải câu hỏi lá dứa có trị bệnh tiểu đường không? TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – hiện đang là Viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển Y Dược Học Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp như sau:

Lá dứa có tính mát, mùi rất thơm, dễ chịu và thanh mát như mùi cơm nếp mới. Thảo dược này có tác dụng trong điều trị các bệnh xương khớp, thận, cảm sốt, gout và đặc biệt là bệnh tiểu đường.”

Sử dụng cây lá dứa thơm chữa bệnh tiểu đường, đặc biệt tiểu đường nhẹ và tiểu đường tuýp 2 rất tốt.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, trong cây lá dứa có chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ Carbohydrate, giúp kiểm soát đường huyết. Đồng thời, chất bromelin, glycosides, alkaloid, axit hữu cơ, chất chống oxy hóa trong lá dứa có tác dụng ngăn cản, ức chế các gốc tự do phá huỷ thành mạch máu.

Bài thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian và được nhiều người phản hồi tích cực.

3 cách dùng lá dứa chữa tiểu đường đơn giản ngay tại nhà

Ưu điểm lớn nhất của các bài thuốc dân gian chính là sự đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, dễ mua và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cây lá dứa cũng vậy, đây là loại cây quen thuộc trong vườn nhà tại nhiều địa phương trên khắp nước ta. Dưới đây là 3 cách chữa tiểu đường bằng lá dứa đem lại hiệu quả rất tốt mà bạn đọc có thể tham khảo.

Đun nước lá dứa trị tiểu đường tại nhà

Lá dứa là loại cây rất phổ biến, bạn hoàn toàn có thể mua hoặc tự trồng ngay tại vườn nhà để thu hoạch lâu dài.

Nước thuốc đun từ lá dứa giúp hạ đường huyết an toàn
Nước thuốc đun từ lá dứa giúp hạ đường huyết an toàn

Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị khoảng 10 lá dứa tươi vừa thu hoạch, cách làm đơn giản như sau:

  • Lá dứa rửa nhiều lần cho sạch, sau đó đem cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 5cm. Phơi khô dưới bóng mát sao cho lá dứa chỉ héo đi một phần và giữ nguyên được màu xanh của lá.
  • Đun lá dứa cùng với 2 lít nước với lửa vừa, cho đến khi nồi nước lá chuyển sang màu xanh như màu nước trà xanh và cô cạn lại.

Nước lá dứa thu được chia thành 2 – 3 phần bằng nhau, người bệnh tiểu đường nên uống trước bữa cơm 20 – 30 phút.

Cần phải kiên trì uống nước lá dứa trong ít nhất 2 tuần và kiểm tra đường huyết định kỳ để thấy hiệu quả.

Dùng lá dứa khô làm thuốc chữa tiểu đường

Một đặc điểm thú vị là cây lá dứa hay cây cơm nếp khi phơi hoặc sấy khô sẽ có mùi thơm hơn so với lá tươi mà vẫn giữ nguyên vẹn được dược tính.

Do đó trong pha trà, pha nước hay làm thuốc, nhiều người ưa chuộng dược liệu khô hơn hẳn. Hơn nữa, dùng dược liệu sấy khô sẽ tiện lợi hơn và dễ bảo quản hơn.

Cách dùng lá dứa chữa tiểu đường bằng dược liệu khô như sau:

  • Sử dụng 20 – 30gr dược liệu khô.
  • Tráng bình pha trà hoặc bình giữ nhiệt bằng nước sôi rồi đổ đi.
  • Cho lá dứa khô vào bình, đổ 500ml nước sôi vào và hãm trà trong 30 phút.

Nước trà lá dứa dùng uống nhiều lần trong ngày thay cho trà.

Trà lá dứa cho người bị tiểu đường

Nước trà lá dứa được hãm từ lá dứa tươi rất tốt cho cơ thể. Không chỉ có công dụng ổn định và kiểm soát đường huyết, mà thức uống này còn giúp thanh lọc, giải độc tố trong cơ thể, giúp an thần, thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Người bệnh tiểu đường nên uống trà lá dứa thường xuyên
Người bệnh tiểu đường nên uống trà lá dứa thường xuyên

Cách dùng búp lá dứa trị tiểu đường như sau:

  • Sử dụng vài lá dứa tươi, không quá già, ở càng gần phần giữa thân càng tốt.
  • Lá dứa thu hoạch được, để nguyên và rửa sạch bụi đất, chất bẩn trên lá.
  • Bó lá dứa lại thành vòng cho gọn, cho vào nồi đun. Đổ nước ngập phần lá khoảng 1 gang tay.
  • Đun với lửa vừa cho đến khi nước có mùi thơm dịu và chuyển màu xanh.

Nước trà lá dứa thu được dùng để uống thay nước lọc trong ngày, không để nước qua đêm dễ bị thiu.

Dùng lá dứa chữa tiểu đường có an toàn hay không?

Thực tế thì lá dứa được sử dụng nhiều nhất với công dụng tạo hương liệu và màu sắc cho món ăn, đặc biệt là các món xôi, món tráng miệng, đồ ngọt như chè, kem, bánh ngọt,… Ngoài ra thì lá cây cũng dùng để nấu nước sâm dứa giải khát ngày nóng rất tốt.

Còn với công dụng chữa bệnh của lá dứa thì không phải ai cũng biết.

Chính vì thế, không những hiệu quả mà lá dứa thơm trị tiểu đường còn rất an toàn và lành tính, đặc biệt với người tiểu đường – vốn có chế độ dinh dưỡng khắt khe.

Người bệnh tiểu đường nhẹ và tiểu đường tuýp 2 có thể an tâm sử dụng 3 cách trên trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Tiểu đường thai kỳ có dùng được lá dứa hay không?

Lá dứa chữa bệnh tiểu đường rất tốt và lành tính, thế nhưng nhiều người băn khoăn bà bầu uống nước lá dứa được không?

Nước lá dứa nguyên chất, tức không pha thêm đường, sữa hay bất cứ hương liệu nào khác rất mát, lành tính và có mùi thơm tự nhiên.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ có thể uống thêm nước lá dứa như một biện pháp hỗ trợ. Ngoài ra, nước lá dứa còn giúp phụ nữ mang bầu thư giãn tinh thần, đẹp da, vui vẻ lạc quan, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá dứa
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá dứa

Tuy nhiên do có tính lợi tiểu, kích thích tiểu nhiều nên phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiểu ra dưỡng chất thì không được sử dụng, gây suy thai rất nguy hiểm.

Nói chung, phụ nữ đang mang thai có thể dùng nước hoặc trà lá dứa nhưng chỉ với liều lượng nhỏ, chỉ nên thỉnh thoảng uống chứ không nên uống nhiều trong thời gian dài. Trước khi sử dụng lá dứa hay bất cứ bài thuốc dân gian nào, phụ nữ mang bầu cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ, nếu được phép sử dụng cũng không nên quá lạm dụng.

Những điều cần biết khi dùng lá dứa thơm chữa bệnh tiểu đường

Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị tích cực và an toàn, có thể dùng ngay tại nhà nhưng khi sử dụng Vietfarm nhắc bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Không tự ý dùng lá dứa chữa tiểu đường thay thế các thuốc điều trị, nếu đang dùng thuốc đường huyết thì nên dùng lá dứa như biện pháp hỗ trợ.
  • Bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với người bị tiểu đường nhẹ, tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn đang bị tiểu đường nặng hoặc biến chứng thì cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị phải theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để đánh giá hiệu quả bài thuốc.
  • Không quá lạm dụng lá dứa, mỗi ngày chỉ nên dùng với lượng phù hợp đã nêu trên.
  • Lá dứa tươi trồng trong tự nhiên có thể có chứa hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… do đó trước khi dùng phải ngâm rửa với nước muối pha loãng, rửa kỹ bụi đất.
  • Mua dược liệu khô ở địa chỉ an toàn, uy tín như Vietfarm để đảm bảo chất lượng, dược liệu không bị pha trộn tạp chất, không bị sâu bọ, mối mọt, quy trình bào chế đảm bảo an toàn vệ sinh, đạt chuẩn, không chứa chất bảo quản.
  • Tuyệt đối tuân thủ chế độ dinh dưỡng kiêng kỵ hợp lý, hạn chế ăn cơm trắng, bánh mì trắng, thực phẩm nhiều cholesterol, thịt mỡ, nội tạng động vật, hoa quả sấy, kem, đồ ngọt, kiêng rượu bia, thuốc lá,… Nên ăn nhiều rau xanh, cá, thịt nạc, dầu đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả không quá ngọt,…

Có thể thấy, dùng lá dứa chữa tiểu đường là một phương pháp dân gian có hiệu quả và an toàn và sử dụng dài lâu. Đây là một giải pháp từ thiên nhiên mà người tiểu đường nhẹ và tiểu đường tuýp 2 có thể an tâm lựa chọn cho sức khỏe.

Đăng ký tư vấn với chuyên gia