Kỷ Tử Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì? Ngâm Thế Nào Tốt Nhất?

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến kỷ tử ngâm rượu, người ta nghĩ ngay đến một loại thức uống với vô vàn công dụng cho sức khoẻ và cả làm đẹp. Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng cho sức khỏe, bạn cần ngâm đúng cách và sử dụng đúng liều lượng. Vì thế, bài viết này không chỉ chia sẻ về 4 tác dụng tuyệt vời của loại rượu này mà còn hướng dẫn chi tiết cách ngâm, cách sử dụng chuẩn Y học cổ truyền. 

Bật mí 4 công dụng của hắc kỷ tử ngâm rượu cho sức khỏe

Từ xa xưa, kỷ tử được xếp vào vị thuốc quý hiếm dành cho vua chúa và giới quý tộc. Cho đến hiện nay, loại thảo dược này đã xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Đặc biệt, khi đem kỷ tử ngậm rượu sẽ giữ vẹn nguyên được dược tính của thảo dược, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Về câu hỏi “kỷ tử ngâm rượu có tác dụng gì?”, Chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm phân tích như sau:

  • Rượu ngâm kỷ tử tăng cường sinh lý nam giới: Rượu thuốc kỷ tử có tác dụng bổ can thận, sinh tinh, kích thích ham muốn tình dục, cương dương, chữa xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ. Đồng thời vị thuốc này còn có tác dụng cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
  • Rượu câu kỷ tử giúp sáng mắt, cải thiện thị lực: Kỷ tử được quy vào kinh Can, chủ về cân, khai khiếu ở mục là mắt. Sử dụng thảo dược này sẽ giúp chữa các bệnh về mắt, tăng cường thị lực, rất tốt cho người bị cận thị, loạn thị, viễn thị, sinh mộng thịt ở mắt, cườm mắt ở người già.
  • Làm đẹp, dưỡng nhan: Phụ nữ uống rượu thuốc mỗi ngày sẽ giúp bổ huyết, lưu thông khí huyết, làm đẹp da, trắng mịn da, mờ nám, sạm đen và thâm mụn, ngăn chặn sự lão hoá trên da, giúp phụ nữ có sắc đẹp không tuổi.
  • Giảm đau nhức xương cốt:  Sử dụng rượu đúng cách có thể làm giảm nhanh các cơn đau, nhức mỏi, đồng thời giúp mạnh gân cốt, xương khớp chắc khỏe. Bạn có thể dùng rượu để uống hoặc dùng một chút rượu để xoa bóp trực tiếp vào xương khớp để giảm đau nhanh.
Ngâm kỷ tử với rượu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ngâm kỷ tử với rượu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Hướng dẫn các cách ngâm rượu câu kỷ tử đúng nhất

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người mà có các công thức ngâm rượu khác nhau. Bạn có thể kết hợp quả câu kỷ tử sấy khô cùng với các thảo dược, vị thuốc khác nhau hoặc chỉ đơn giản là ngâm với rượu trắng đều được. Dưới đây là một số công thức ngâm rượu kỷ tử phổ biến.

Ngâm kỷ tử và rượu trắng

Đây là cách làm đơn giản và phổ biến nhất, nguyên liệu chỉ gồm quả kỷ tử khô và rượu trắng.

  • Dùng 500g câu kỷ tử khô ngâm vào nước trong khoảng 2 phút và sơ chế sạch sẽ.
  • Xếp kỷ tử vào bình thuỷ tinh, đổ 3 lít rượu trắng 40 độ vào bình rồi đậy kín lại.
  • Ngâm rượu trong ít nhất 1 – 2 tháng thì sử dụng được.

Mỗi ngày có thể uống từ 1 – 2 chén rượu nhỏ vào bữa ăn chính, với phụ nữ giúp bổ huyết, dưỡng nhan, trẻ trung, hoặc dùng để chữa chứng chảy nước mắt khi gặp gió do Can hư yếu, giúp sáng mắt, tăng cường thị lực.

Duy nhất Đại lễ 30/4 - 1/5, Trung tâm Dược Liệu Quốc gia Vietfarm ưu đãi cực SỐC: MUA 2 tặng 1, Mua 3 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm). Số lượng ưu đãi có hạn, săn ngay kẻo lỡ.

Kết hợp câu kỷ tử và thảo dược khác ngâm rượu

Để tăng thêm dược tính cho rượu thuốc, người ta thường sử dụng kết hợp câu kỷ tử cùng với các loại thảo dược khác như: Ngâm rượu đông trùng hạ thảo với kỷ tử, táo đỏ kỷ tử ngâm rượu, ngâm rượu đinh lăng với kỷ tử,…

Ngâm rượu kỷ tử với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả
Ngâm rượu kỷ tử với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả

Đặc biệt với rượu thuốc cường dương, sinh tinh, tăng cường sinh lực nam giới sẽ kết hợp thêm các vị thuốc khác, tốt cho nam giới như nhục thung dung, dâm dương hoắc, nấm ngọc cẩu,…

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • 100g mỗi vị nhục thung dung, huỳnh tịnh, thục địa.
  • 50g mỗi vị câu kỷ tử, dâm dương hoắc, quy đầu, đỗ trọng, phòng đẳng sâm, sinh địa, bắc kỳ.
  • 40g mỗi vị ngưu tất xuyên, xuyên tục đoạn, hắc táo nhân, nhân sâm, đan sâm, cốt toái bổ, lộc giác giao.
  • 30g cam cúc hoa khô.
  • 20g mỗi vị trần bì, lộc nhung.
  • 30 quả đại táo.
  • 7 lít rượu trắng ngon 40 độ.
  • 300g đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Đun đường phèn trong 0.5 lít nước cho tan hoàn toàn, để nguội hẳn.
  • Xếp tất cả các vị thuốc vào loại bình to dung tích 10 lít.
  • Đổ rượu vào thuốc sao cho ngập hoàn toàn thuốc, sau đó cho đường phèn đã nguội vào.
  • Ngâm rượu thuốc từ 1 – 2 tháng.

Vào hai bữa cơm chính trưa và tối, nam giới uống 1 – 2 chén nhỏ khoảng 25ml, đều đặn mỗi ngày để cải thiện chức năng sinh lý.

Mẹo để ngâm rượu kỷ tử thơm ngon và tốt nhất

Rượu câu kỷ tử có vị hơi chát, về sau có vị ngọt lưu lại trên lưỡi, mùi rất thơm và toả ra xung quanh rất đặc trưng.

Rượu thuốc càng ngâm lâu thì mùi càng thơm, vị càng ngon, uống càng thấm hơn và dễ say hơn do lên men. Để có một bình rượu thuốc ngon và phát huy dược tính tốt nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Chọn kỷ tử loại tốt, chất lượng cao, quả được sấy khô hoàn toàn, không có mối mọt, có màu đỏ thẫm đẹp mắt, không có chất bảo quản.
  • Các loại thảo dược ngâm cùng cũng phải chọn loại chất lượng tốt nhất, khô, không mối mọt, không chứa chất bảo quản.
  • Nên ngâm rượu vào bình thuỷ tinh, không nên ngâm vào bình nhựa hay sứ vì thời gian lâu có thể xảy ra các phản ứng, tạo ra chất gây hại cho sức khỏe.
  • Chỉ sử dụng rượu trắng loại 40 độ, được nấu thủ công, dùng rượu công nghiệp nồng độ cồn quá cao, có thể gây hại nội tạng, thần kinh và ngộ độc. Chọn mua rượu ngon, lấy rượu chưng cất nước đầu tiên sẽ thơm và ngon hơn.
Chọn kỷ tử loại tốt, chất lượng cao, quả được sấy khô hoàn toàn
Chọn kỷ tử loại tốt, chất lượng cao, quả được sấy khô hoàn toàn

Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử ngâm rượu

Bên cạnh giải đáp kỷ tử ngâm rượu có tác dụng gì thì dược liệu Vietfarm cũng nhắc bạn đọc những lưu ý phải biết trước khi sử dụng.

  • Không lạm dụng rượu thuốc: Dẫu sao thì rượu trắng cũng là một loại thức uống có cồn nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng nội tạng (dạ dày, gan, thận,…), ảnh hưởng thần kinh và nhiều biến chứng khác. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 – 2 ly nhỏ vào bữa ăn, không uống quá nhiều.
  • Các đối tượng không nên uống rượu thuốc: Người đang bị bệnh gan, thận, dạ dày (thay vào đó nên dùng kỷ tử dạng đun sắc), người có thể hàn, tỳ vị hư, người đang bị tiêu chảy, bị sốt, tiểu đường.
  • Phụ nữ đang bầu và cho con bú không uống rượu thuốc: Ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây sảy thai, mất sữa.
  • Sử dụng tối đa 1 năm: Chỉ nên ngâm rượu thuốc vừa đủ, có thể sử dụng trong thời gian vài tháng cho đến 1 năm. Không nên ngâm quá nhiều để dùng trong thời gian quá dài. Bởi thành phần đường phèn có thể làm lên men dược liệu.

Trên đây là những công dụng tuyệt vời của kỷ tử ngâm rượu – loại rượu thuốc được săn lùng này cũng như cách ngâm rượu đúng cách. Khi sử dụng hãy chú ý liều lượng để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh nhất.

Dược liệu chữa bệnh

Đăng ký tư vấn với chuyên gia