Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (6 bình chọn)

Đau dạ dày khi mang thai là một căn bệnh gây ám ảnh đối với các thai phụ. Nó không chỉ gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu cho sức khỏe như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, ợ chua, chướng bụng,… mà còn khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn. Nếu các triệu chứng trên kéo dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

Tìm hiểu về căn bệnh đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở các bà bầu với biểu hiện tương tự với hiện tượng thai nghén. Khi thai nhi phát triển khiến cho cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn, chèn ép vào dạ dày. Tình trạng này xảy ra trong suốt thai kỳ sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, buồn nôn, kém ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi,….

Đau dạ dày khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở các bà bầu
Đau dạ dày khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở các bà bầu

Ngoài ra, bà bầu mang thai bị đau dạ dày còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, căng thẳng stress do mang thai khiến da dày bị ảnh hưởng. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho tinh thần của mẹ bầu bị kiệt quệ, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vì vậy việc cần làm trước tiên đó là mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra về nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra được phương pháp chữa trị phù hợp.

Triệu chứng điển hình của bệnh

Mẹ bầu bị đau dạ dày thường có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như sau:

  • Buồn nôn: Thai phụ bị buồn nôn kèm theo chứng ợ nóng, ợ chua. Thậm chí có người còn bị nôn ra nước hoặc nôn ra thức ăn, gây mất nước và tụt huyết áp.
  • Nóng rát vùng thượng vị: Người bệnh xuất hiện triệu chứng nóng rát từ dạ dày lên đến cổ. 
  • Ợ chua, ợ nóng: Người bệnh bị ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, kèm theo vị chua trong miệng. Triệu chứng này sẽ tăng lên khi ăn no hoặc khi nằm ngủ vào ban đêm.
  • Đau dạ dày: Mẹ bầu cảm thấy đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ nhất là khi đói bụng hoặc khi ăn no.
  • Bị đau thắt ngực: Người bệnh có cảm giác bị đè ép, đau thắt ngực, xuyên ra vùng cánh tay và lưng.
  • Chướng bụng: Do dạ dày bị tổn thương khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị hàn chế, thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày nhiều ngày sẽ gây khó chịu, khiến thai phụ cảm thấy chướng bụng.

Xem thêm: Đau Dạ Dày Buồn Nôn Do Đâu, Nên Điều Trị Thế Nào Hiệu Quả?

Bà bầu bị đau dạ dày sẽ có triệu chứng buồn nôn
Bà bầu bị đau dạ dày sẽ có triệu chứng buồn nôn

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang bầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bao tử. Bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể như sau: 

Ốm nghén

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường dễ bị ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn nhiều đồ chua. Điều này có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, khiến cho dạ dày bị kích thích, làm tăng tiết dịch vị và gây đau dạ dày. 

Nội tiết tố bị rối loạn

Trong quá trình mang thai, hormone progesterone ở nữ giới có xu hướng tăng cao. Loại hormone này có tác dụng giúp thai nhi được phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ sảy thai. Khi hormone này tăng một cách bất thường có thể khiến nhu động ruột giảm, làm tăng áp lực cho ổ bụng, khiến dạ dày bị kích thích và có xu hướng bài tiết dịch vị nhiều hơn.

Tử cung giãn nở trong quá trình mang thai

Trong suốt quá trình mang thai, tử cũng của người mẹ sẽ giãn nở một cách tối đa để có đủ không gian cho thai nhi phát triển. Điều này làm tăng áp lực cho ổ bụng khiến dạ dày bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do khiến bà bầu bị đau dạ dày.

Do thói quen ăn uống

Dạ dày chịu tác động trực tiếp từ quá trình ăn uống hàng ngày. Khẩu phần ăn tăng đột ngột là nguyên nhân khiến cho thai phụ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Bên cạnh đó việc thường xuyên ăn đêm và dùng những thực phẩm có vị chua cũng khiến dạ dày bị ảnh hưởng. 

Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Đi Ngoài Ra Lỏng Có Sao Không? Điều Trị Thế Nào?

Thói quen thích ăn đồ chua cay là nguyên nhân khiến bà bầu đau dạ dày
Thói quen thích ăn đồ chua cay là nguyên nhân khiến bà bầu đau dạ dày

Do căng thẳng, stress, mất ngủ

Thời kỳ mang thai, rất nhiều phụ nữ bị mất ngủ, tâm lý căng thẳng và trở nên nhạy cảm hơn. Điều này cũng khiến cho dạ dày chịu nhiều áp lực. Hậu quả là khiến cho thành dạ dày co bóp mạnh, nhu động ruột giảm, lượng axit trong dạ dày được tiết ra quá mức gây đau dạ dày khi mang thai.

Bị táo bón khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng táo bón do sự thay đổi nội tiết tố và do tử cung phát triển gây áp lực lên ruột khiến thai phụ dễ mắc phải hiện tượng này. Bà bầu bị táo bón có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như đầy bụng, nóng ruột, nhu động ruột cứng, đau tức vùng hậu môn, khó đại tiện,…

Đau cơ, căng cơ

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, các cơ ở bụng của mẹ bầu phải căng ra để phù hợp với kích thước của thai nhi. Điều này khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, áp lực của tử cung vào phần dưới cơ thể cũng tác động gián tiếp lên dạ dày và gây ra những cơn đau âm ỉ khó chịu.

Mẹ bầu bị đau dạ dày có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị đau bao tử nếu kéo dài mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy như sau:

  • Gây viêm loét thực quản với các triệu chứng như khó nuốt, nuốt đau, đau ngực, đau khi ăn uống, buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác thèm ăn.
  • Gây xơ hóa thực quản do viêm.
  • Gây viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi, gây ho, khàn tiếng, khò khè kéo dài.
  • Gây ung thư thực quản.
  • Gây khó chịu, mệt mỏi, dẫn đến căng thẳng, stress không tốt cho thai nhi.
  • Trẻ sinh ra sẽ bị ốm yếu và có hệ miễn dịch kém.

Có thể bạn quan tâm: Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh

Đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm
Đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

Điều trị đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả

Thực tế có rất nhiều phương pháp giúp chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai bao gồm việc dùng thuốc Tây y, Đông y và các mẹo dân gian. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình trạng bệnh khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào thể trạng của mình để quyết định nên áp dụng điều trị theo hướng nào.

Sử dụng thuốc Tây y trị đau dạ dày cho bà bầu

Phụ nữ mang thai thường được khuyên là không nên sử dụng các loại thuốc Tây y. Tuy nhiên vẫn có một số loại thuốc đặc trị viêm dạ dày có thể dùng được cho mẹ bầu, bạn có thể tham khảo: 

Prilosec OTC

Prilosec OTC là thuốc đau dạ dày có thể dùng được cho mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Loại thuốc này có tác dụng chữa chứng đau dạ dày cấp tính, trào ngược dạ dày, viêm loét hành tá tràng. Sản phẩm giúp cân bằng môi trường dịch vị axit, giảm chướng bụng, khó tiêu hiệu quả.

Để sử dụng thuốc này, bà bầu nên uống mỗi ngày 1 viên trước bữa ăn sáng. Thuốc được chỉ định dùng liên tục trong vòng 1-2 tháng để ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện Prilosec OTC đang được bán trên thị trường với mức giá là 400.000 – 500.000 VNĐ/hộp. 

Yumangel

Yumangel là thuốc đau dạ dày hình chữ Y có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Sản phẩm hiện đang rất được ưa chuộng tại thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Thuốc có tác dụng giúp trung hòa và cân bằng môi trường axit trong dạ dày, giảm nồng độ pH tăng cao quá mức, ức chế hoạt động của pepsin giúp giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Đồng thời giúp hình thành lớp niêm mạc mới khỏe mạnh, giúp bảo vệ thành dạ dày và thực quản trước sự tấn công của vi khuẩn Hp.

Bài viết hấp dẫn: Tổng Quan Về Yumangel (Thuốc Dạ Dày Chữ Y): Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc đau dạ dày Yumangel
Thuốc đau dạ dày Yumangel

Thuốc Yumangel cần được sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế mẹ bầu cần thăm khám kỹ lưỡng và dùng thuốc theo hướng dẫn. Theo đó, Yumangel nên được uống sau bữa ăn, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 1-2 gói. Hiện thuốc được bán với giá 160.000 đồng/hộp 20 gói.

Sucralfate

Thuốc đau dạ dày Sucralfate có tác dụng giúp tăng cường độ đàn hồi, giúp co bóp thành dạ dày để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt loại thuốc này rất an toàn nên được thai phụ đặc biệt tin tưởng. Sucralfate được dùng chủ yếu cho các trường hợp trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính. Đồng thời sản phẩm giúp ngăn cản sự sản sinh acid trong dạ dày, giúp làm giảm nồng độ pH trong dạ dày xuống mức cân bằng hơn. 

Thuốc Sucralfate được điều chế dưới dạng gel giúp bà bầu dễ uống hơn. Liều lượng được dùng từ 3-4 lần/ngày, mỗi lần dùng khoảng 1g. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra liệu trình phù hợp nhất. Hiện Sucralfate đang được bán với giá từ 70.000 VNĐ/hộp 30 gói.

Pantoprazole

Bà bầu bị dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Pantoprazole để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc này cũng thuộc nhóm ức chế bơm proton trong cơ thể và được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng. Trong thành phần của Pantoprazole có chứa các hoạt chất quan trọng giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày, giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời thuốc cũng giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thuốc đau dạ dày cho bà bầu Pantoprazole
Thuốc đau dạ dày cho bà bầu Pantoprazole

Phụ nữ mang thai có thể dùng Pantoprazole vào buổi sáng với liều lượng là 20mg. Sau khi dùng hết một liệu trình các triệu chứng của bệnh cũng sẽ bắt đầu thuyên giản. Tuy nhiên phụ nữ mang thai đang mắc các vấn đề về gan hoặc bị dị ứng với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng sản phẩm này. Thuốc Pantoprazole đang được bán với giá khá rẻ, chỉ từ 16.000 VNĐ/viên 20mg.

Chưa đau dạ dày cho bà bầu bằng thuốc Đông y

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc Đông y dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh để có thể đưa ra được hướng khắc phục tốt nhất mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Các vị thuốc sẽ được bác sĩ gia giảm sao cho phù hợp với thể trạng của từng người.  

Một số vị thuốc được áp dụng để điều trị bệnh đau dạ dày cho phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Cam thảo: Cam thảo là vị thuốc Đông y có vị ngọt, tính bình, giúp ức chế dạ dày tiết acid, làm giảm triệu chứng co thắt, viêm dạ dày, góp phần ức chế các vi khuẩn tồn tại trong ống tiêu hóa. 
  • Bạch truật: Bạch truật có vị đắng ngọt, tính ôn, giúp điều hòa nhu động dạ dày và tăng cường chức năng gan thận.
  • Khôi tía: Khôi tía là vị thuốc có vị chua, tính hàn, có tác dụng chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, giảm tiết dịch vị, đẩy lùi triệu chứng co bóp ruột, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày. 

Việc sử dụng thuốc Đông y điều trị đau dạ dày cho thai phụ cần được kiểm soát kỹ càng về nguồn gốc xuất xứ, tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc được bán trôi nổi trên thị trường. Phụ nữ mang thai nếu muốn dùng thuốc Đông y cần đến gặp bác sĩ để được bắt mạch, kê đơn, không được nhờ người mua hộ hoặc uống theo đơn của người khác. Bởi thể trạng và mức độ bị bệnh của mỗi người là khác nhau.

Thai phụ có thể dùng thuốc Đông y để cải thiện bệnh đau dạ dày
Thai phụ có thể dùng thuốc Đông y để cải thiện bệnh đau dạ dày

Bên cạnh đó bạn cũng nên uống thuốc theo đúng thang, đúng liều lượng, không được tùy tiện lạm dụng. Trước khi sắc thuốc cũng cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và chất bảo quản còn tồn đọng trong thuốc. 

Áp dụng mẹo dân gian cho bà bầu đau dạ dày

Bên cạnh các phương pháp  điều trị bằng Tây y và Đông y, dưới đây là những mẹo dân gian giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày cho phụ nữ mang thai bạn có thể tham khảo:

Nghệ tươi, bột sắn dây, chuối xanh

Cả 3 nguyên liệu này đều có tác dụng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, hơn nữa chúng còn rất an toàn cho thai phụ. Sắn dây giúp trung hòa dịch vị acid, giúp giảm đau hiệu quả. Trong khi đó, chuối xanh giúp kháng khuẩn, kháng viêm còn nghệ tươi giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để sớm chấm dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Nghệ tươi, chuối xanh, sắn dây mua về rửa sạch, gọt vỏ, phơi khô.
  • Sau đó đem tất cả đi nghiền hoặc xay để tạo thành bột mịn.
  • Trộn đều 2 thìa bột nghệ, 1 thìa bột chuối xanh và 1 thìa bột sắn dây cùng với 100 ml nước ấm để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. 
  • Sử dụng hỗn hợp này ngay sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau 2 tháng bệnh tình sẽ được thuyên giảm.

Bột nghệ, mật ong

Đây đều là hai nguyên liệu tự nhiên, quen thuộc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người và đặc biệt an toàn cho thai phụ. Mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp làm giảm các ổ viêm trong dạ dày. Trong khi đó nghệ lại có tác dụng chữa lành các vết thương, giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày. Vì vậy đây là một sự kết hợp rất đáng để bà bầu thử nghiệm.

Không nên bỏ lỡ: Đau Dạ Dày Trong Đêm Do Đâu, Cần Làm Gì Để Tránh Nguy Hiểm?

Cải thiện đau dạ dày bằng bột nghệ và mật ong
Cải thiện đau dạ dày bằng bột nghệ và mật ong

Cách thực hiện:

  • Cho 2 thìa tinh bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất vào 150ml nước ấm.
  • Khuấy đều và uống trước bữa ăn khoảng nửa tiếng.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, dùng liên tục trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày dần thuyên giảm.

Trà hoa cúc 

Trà hoa cúc là một loại thảo mộc có vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp làm dịu cơn đau dạ dày một cách hiệu quả. Trong thành phần của trà hoa cúc có chức các vitamin và khoáng chất, giúp chống viêm, giảm kích ứng, phục hồi những tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Hơn nữa việc dùng trà hoa cúc còn có tác dụng an thần, giúp thai phụ ngủ ngon hơn, không bị căng thẳng, mệt mỏi.

Cách thực hiện:

  • Bạn pha một tách trà hoa cúc như pha trà bình thường.
  • Nhâm nhi mỗi ngày 2-3 ly trà để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.
  • Nên kiên trì uống hàng ngày sẽ giúp sức khỏe của bạn được cải thiện.

Nha đam 

Nha đam là một nguyên liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc và cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra. Trong thành phần của nha đam có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, các axit amin và polyphenol giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe hiệu quả.

Nha đam dùng cho bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai
Nha đam dùng cho bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 3 nhánh nha đam, gọt vỏ và lấy phần thịt.
  • Cắt nhỏ phần thịt nha đam và cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước lọc và một ít đường phèn.
  • Khuấy đều cho tan hết đường phèn rồi tắt bếp.
  • Đợi nước nha đam nguội bớt thì uống mỗi ngày 1-2 ly.
  • Thực hiện liên tục trong nhiều ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Thực đơn dinh dưỡng dành cho bà bầu bị đau dạ dày

Thực đơn dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Dưới đây là những loại thực phẩm thai phụ nên và không nên sử dụng để bệnh nhanh khỏi:

Thực phẩm nên sử dụng

Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên dùng:

  • Thực phẩm giàu omega 3

Đây là nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giúp chữa lành tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày, giảm những cơn đau ở vùng bụng hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa nhiều omega 3 đó là cá thu, cá trích, cá hồi, bơ, hạt óc chó, hạnh nhân… 

  • Rau xanh

Rau củ có màu xanh chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa tốt, tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa hiện tượng táo bón, chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, rau xanh còn có tác dụng trung hòa dịch vị axit trong dạ dày, giúp làm giảm chứng ợ hơi, ợ nóng. Một số loại rau xanh nên dùng đó là rau dền, bắp cải, súp lơ, rau mồng tơi, rau bina, rau sam,…

Tìm hiểu thêm: Áp Dụng 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả

Bà bầu nên tích cực dùng rau xanh
Bà bầu nên tích cực dùng rau xanh
  • Thực phẩm giàu protein

Protein không những tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược do bệnh đau dạ gây nên. Một số thực phẩm có chứa nhiều protein mà phụ nữ mang thai nên sử dụng đó là trứng, thịt bò, thịt gà, cá hồi, thịt lợn, sữa, các loại hạt,…

  • Sữa chua

Sữa chua rất giàu protein, axit amin và  khoáng chất. Đặc biệt trong thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic cực tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy nó sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Mỗi ngày dùng 1-2 hộp sữa chua sẽ giúp mẹ bầu không còn gặp phải các hiện tượng như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

  • Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột giúp thấm hút dịch vị axit có trong dạ dày, tăng cường sản sinh màng nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các ổ viêm loét. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn giúp làm giảm các triệu chứng đi kèm đi ợ hơi, ợ nóng, đau rát thượng vị. Một số thực phẩm giàu tinh bột bạn nên tham khảo sử dụng như: Gạo lứt, bánh mì, bột yến mạch, khoai tây….

  • Hoa quả

Trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Một số loại trái cây bạn nên tích cực sử dụng đó là bơ, chuối, táo, lựu, dâu tây, ổi, việt quất,… Tuy nhiên bà bầu đang bị đau dạ dày không nên sử dụng những loại hoa quả có chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi. Ngoài ra bạn cũng không nên ăn hoa quả trong lúc đói, thời điểm tốt nhất để sử dụng là sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. 

Trái cây tươi rất tốt cho thai phụ bị đau dạ dày
Trái cây tươi rất tốt cho thai phụ bị đau dạ dày
  • Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ giúp điều hòa thân nhiệt, cân bằng điện giải mà còn giúp tăng cường trao đổi chất, giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Vì vậy phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày để giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả.

Thực phẩm không nên sử dụng

Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm mẹ bầu bị dạ dày bạn không nên sử dụng đó là:

  • Thực phẩm chiên, rán, xào có nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn cay nóng.
  • Thực phẩm có tính axit.
  • Thực phẩm chưa chế biến kỹ, đồ ăn sống.
  • Thực phẩm bị ôi thiu, đồ ăn nhanh bị hết hạn sử dụng.
  • Các loại đồ uống có hại như rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê.

Lưu ý khi điều trị đau dạ dày cho bà bầu

Một số lưu ý đặc biệt quan trọng trong chế độ sinh hoạt của người bệnh mà bạn cần nắm rõ như:

Xem thêm: 3 Cách Dùng Dạ Dày Nhím Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Bất Ngờ

Lưu ý khi điều trị đau dạ dày cho bà bầu
Lưu ý khi điều trị đau dạ dày cho bà bầu
  • Bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc Tây y và Đông y để điều trị bệnh đau dạ dày. Tất cả đều phải được thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học lành mạnh, kiêng khem cẩn thận để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4-5 bữa/ngày, không ăn quá no vào buổi tối để tránh làm tăng áp lực cho dạ dày.
  • Nên thường xuyên luyện tập, vận động với những bộ môn như đi bộ, tập yoga.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress trong quá trình mang thai bằng cách ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc và nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Không làm việc nặng nhọc, tránh căng thẳng stress. Tốt nhất bạn nên chia sẻ việc nhà với người thân trong gia đình và nên tâm sự với mọi người để giải tỏa áp lực.
  • Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên tới tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát được tình trạng bệnh.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh đau dạ dày khi mang thai. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải triệu chứng này tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn cần:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia