Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ với 3 mẹo hữu ích không nên bỏ qua

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.8/5 - (10 bình chọn)

Lá hẹ ngoài công dụng là gia vị cho món ăn còn được biết đến là vị thuốc dân gian dùng điều trị viêm tai giữa. Dưới đây là một số cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tại nhà bạn đọc không nên bỏ qua.

Công dụng lá hẹ trong Đông y

Cây hẹ có tên khoa học là Allium schoenoprasum, thuộc họ Liliaceae (hay Lily), được trồng phổ biến ở các nước châu Á và Đông Âu. Giống cây này được trồng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, hẹ là loại thảo dược có tính ôn, vị cay và chua, không độc. Tác dụng chủ yếu là dùng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng. Được dùng để điều trị các chứng bệnh như: chữa ho, giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, chữa mồ hôi trộm và chữa các  bệnh về tai vô cùng hiệu quả.

Trong lá hẹ sở hữu nhiều axit amin như: Tryptophan, Isoleucine, Threonine, Leucine, Lysine,… Đặc biệt hợp chất Thiosulfonate có thể chuyển hóa thành allicin khi có tác động nghiền, cắt, xay, giã,… Allicin là hoạt chất có tính kháng sinh mạnh, tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đồng thời hợp chất này thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn, tái tạo nhanh các mô và tế bào bị tổn thương.

Cây hẹ ngoài công dụng làm gia vị còn là vị thuốc chữa bệnh trong dân gian
Cây hẹ ngoài công dụng làm gia vị còn là vị thuốc chữa bệnh trong dân gian

Công dụng lá hẹ đối với bệnh viêm tai giữa là:

  • Với tác dụng giảm sưng và thanh nhiệt, lá hẹ sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm, cải thiện tối đa tình trạng đau nhức trong tai của người bệnh.
  • Sử dụng lá hẹ thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm rất đáng kể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm đau trở nặng hoặc gặp biến chứng.
  • Các hợp chất có trong lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Do đó khi áp dụng các bài thuốc từ lá hẹ giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào ống tai giữa, kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Lá hẹ có chứa hàm lượng Odorin cao, đây là hợp chất có tác dụng kháng sinh mạnh, giúp hạn chế nhiễm trùng, giảm sưng, giảm tình trạng đỏ rát và ngứa ngáy ở tai khi viêm.

Các hợp chất có trong lá hẹ được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng đau rát và sưng tấy ở ống tai giữa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại lá này lành tính nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng bệnh nhân, kể cả trẻ em bị viêm tai giữa.

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tại nhà

Viêm tai giữa lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến biến chứng làm giảm chức năng nghe của tai. Đặc biệt tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về sau. Do đó ngay từ khi có dấu hiệu sưng đau bất thường ở tai, bệnh nhân có thể sử dụng lá hẹ để điều trị bệnh.

Dưới đây là một số mẹo dùng lá hẹ trị viêm tai giữa được dân gian ưu tiên sử dụng.

Chữa viêm tai giữa bằng nước cốt lá hẹ tươi

Sử dụng lá hẹ tươi chữa bệnh viêm tai giữa là cách thực hiện đơn giản và có thể áp dụng cho bất cứ ai bị bệnh. Cách dùng như sau:

  • Lấy 50g lá hẹ tươi ngâm khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn còn bám lại trên lá rồi rửa sạch, để ráo.
  • Đem lá hẹ đi giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Cho nước cốt lá hẹ vào chai sạch, có nắp đậy để dùng dần trong ngày. Mỗi lần dùng nhỏ vào tai từ 2 – 3 giọt, mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Kiên trì áp dụng cách trị bệnh từ lá hẹ này trong khoảng 10 ngày các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, chảy mủ do viêm tai giữa sẽ giảm dần.

Nước cốt lá hẹ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm tai giữa
Nước cốt lá hẹ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và phèn chua

Phèn chua có khả năng chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Khi kết hợp với lá hẹ là bài thuốc dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, nhiễm trùng ở tai. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 50g lá hẹ, 50g phèn chua.

Cách dùng:

  • Rửa sạch 50g lá hẹ tươi bằng nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút, rồi vớt ra để ráo.
  • Cắt lá hẹ thành những những đoạn nhỏ và cho vào nồi. Sau đó cho thêm 50g phèn chua vào cùng.
  • Bắc nồi lên bếp và đun bằng lửa nhỏ cho đến khi phèn chua tan chảy hoàn toàn thì tắt bếp.
  • Đem hỗn hợp hẹ phèn chua thu được tán thành bột mịn. Đem bột bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, có nắp đậy kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Mỗi lần sử dụng, cuộn 1 tờ giấy sạch thành hình chiếc phễu có một đầu sao cho vừa với lỗ tai.
  • Rồi cho ½ thìa cà phê bột phèn chua lá hẹ vào. Sau đó, đặt đầu phễu vào tai, đầu còn lại nhẹ nhàng thổi để bột vào tai để trị bệnh.
  • Nên thực hiện cách trị bệnh này mỗi ngày 2 lần, kiên trì cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Lưu ý: Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều bột hỗn hợp vì chúng có thể gây bí tắc khiến mủ không chảy hết ra ngoài dẫn đến tình trạng viêm tai nặng hơn kèm theo ứ mủ.

Sử dụng lá hẹ trong nấu ăn

Một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa bằng lá hẹ đạt hiệu quả tốt nhất đó là dùng để nấu ăn. Người bệnh có thể chế biến lá hẹ thành các món ăn như:

Trứng rán lá hẹ:

  • Rửa sạch 1 nắm lá hẹ rồi đem thái nhỏ.
  • Đập 2 quả trứng gà vào chung với lá hẹ đã thái, đánh đều tay.
  • Cho dầu ăn vào chảo và đặt lên bếp đun sôi dầu.
  • Cho hỗn hợp trứng lá hẹ vào chảo rán chín.
  • Chờ trứng chín thì cho ra đĩa và ăn mỗi tuần khoảng 2 – 3 bữa.

Canh lá hẹ:

  • Lấy 100g thịt lợn băm đem ướp gia vị như mắm, mì chính, bột canh rồi cho vào nồi xào. Khi thịt gần chín thì cho 1 nắm lá hẹ đã rửa sạch và thái nhỏ vào xào cùng.
  • Thêm khoảng 1,5 bát nước vào nồi và đun sôi. Cuối cùng thì cho đậu phụ cắt nhỏ vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Ăn canh lá hẹ thường xuyên cũng là cách đoen giản giúp hỗ trợ và điều trị bệnh viêm tai giữa tại nhà.

Xem thêm: Hướng dẫn chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa tại nhà an toàn, hiệu quả

Canh lá hẹ
Canh lá hẹ

Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Lá hẹ có công dụng kháng viêm, sát khuẩn nên mang lại hiệu quả cao khi dùng điều trị bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách có thể gây một số ảnh hưởng xấu đến tai. Vì vậy, khi áp dụng cách chữa bệnh này cần hết sức lưu ý:

  • Trẻ em bị viêm tai giữa dưới 2 tuổi, người có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hoặc mẫn cảm với các thành phần trong lá hẹ không nên áp dụng.
  • Các bài thuốc từ dân gian thường không mang lại tác dụng nhanh chóng, do đó khi sử dụng lá hẹ cần dùng thường xuyên và áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.
  • Dùng lá hẹ có thể khắc phục được tình trạng viêm ở giai đoạn nhẹ hoặc mới có dấu hiệu khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh nặng, mủ viêm chảy nhiều thì hiệu quả không cao. Do đó, nếu bệnh nặng đã nặng hoặc sau khi sử dụng một thời gian mà không thấy hiệu quả, người bệnh hãy đi khám để được tư vấn cách chữa tốt hơn.
  • Cần chú ý giữ gìn và vệ sinh tai đúng cách bằng việc dùng nước muối sinh lý, oxy già hoặc dung dịch chuyên dụng lau sạch và giảm tình trạng viêm nhiễm ở tai.
  • Tuyệt đối không được dùng tay hay các vật cứng hoặc bông gòn để cho vào tai. Vì như vậy có thể khiến ổ viêm bị tổn thương và dễ vỡ mủ hơn.

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là bài thuốc dân gian hay bạn có thể áp dụng để tự điều trị ngay tại nhà. Bên cạnh đó người bệnh cần giữ gìn vệ sinh tai hàng ngày và kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả nhanh và tốt nhất.

Thông tin hữu ích:

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia