Top 5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (12 bình chọn)

Gừng được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đây cũng là loại dược liệu quý có tác dụng cải thiện nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện ngay tại nhà. Cùng Vietfarm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Khám phá tác dụng chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Chữa trào ngược dạ dày có rất nhiều cách, ngoài sử dụng thuốc tây hay các phương pháp điều trị nội soi thì sử dụng các mẹo dân gian cũng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị, lại lành tính, hạn chế xảy ra các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Một trong những nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là củ gừng.

Theo Y học cổ truyền, gừng (còn có tên gọi là sinh khương) là vị thuốc có vị cay, tính ấm, giúp chống viêm, tiêu sưng, ôn trung. Vậy nên, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị cảm mạo, chóng mặt, say tàu xe, sưng viêm khớp,… Đặc biệt, gừng được các thầy thuốc lựa chọn đưa vào bài thuốc trị bệnh lý liên quan đến dạ dày như: Trào ngược dạ dày, viêm loét, sưng đau dạ dày,…. Giúp “tiễn chân” các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,….

Gừng là một loại gia vị có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh dạ dày
Gừng là một loại gia vị có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh dạ dày

Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, gừng có những thành phần hoạt chất giúp chữa lành những tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị axit và làm giảm đau một cách tự nhiên. Cụ thể như:

  • Zingiberol: Hoạt chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa các cơn co thắt dạ dày, giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, chống buồn nôn và nôn ói. Ngoài ra, Zingiberol còn giúp loại bỏ cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, uể oải do chứng trào ngược dạ dày gây ra.
  • Tecpen: Tecpen là một hoạt chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất này cũng giúp giảm đau bụng hiệu quả, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
  • Methadone và Oleoresin: Hai hoạt chất này giúp làm giảm đau bụng rất hiệu quả, tốt cho mật. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau được dịu đi và không còn cảm giác khó chịu nữa. 
  • Shogaol: Hoạt chất Shogaol được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp làm giảm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua,…
  • 2-3% tinh dầu: Tinh dầu và chất cay có trong gừng giúp hỗ trợ quá trình kháng viêm, diệt khuẩn, giúp ngăn ngừa các vết loét bên trong dạ dày lan rộng. Ngoài ra, mùi thơm của tinh dầu gừng cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói.
  • Thành phần khác: Các thành phần khác như Acid béo không bão hoà, prostaglandin, vitamin C, B6, sắt, protein, kali, natri,… cũng có tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người, giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Với những tác dụng tuyệt vời này của củ gừng, có thể thấy việc chữa trào ngược dạ dày bằng gừng hoàn toàn mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, phương pháp này này còn rất an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm cảm trẻ nhỏ và người mang thai.

Bài đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

5 cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng gừng

Trên thực tế có rất nhiều chữa trào ngược dạ dày bằng gừng được nhiều người áp dụng và đã mang lại hiệu quả thành công. Dưới đây là top 5 mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Bạn nên lưu lại ngay để áp dụng khi cần: 

Ngậm gừng tươi

Một trong những cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng được thực hiện đơn giản nhất đó chính là ngậm lát gừng tươi nguyên chất. Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau bụng, ợ chua, buồn nôn, đắng miệng, chóng mặt, mệt mỏi,… có thể ngậm một vài lát gừng trong miệng, sai đó nhai và nuốt từ từ. 

Ngậm gừng tươi thái lát cũng là cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Ngậm gừng tươi thái lát cũng là cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Các hoạt chất có trong gừng tươi sẽ nhanh chóng tiết ra và thấm xuống thực quản, dạ dày. Chỉ sau một thời gian ngắn tình trạng trào ngược của bạn sẽ được cải thiện. Đây là một cách hỗ trợ điều trị bệnh rất nhanh và hiệu quả mà người bệnh nên tham khảo áp dụng.

Xem thêm: Trào Ngược Độ A Nguy Hiểm Không? Biểu Hiện Và Cách Chữa Tốt Nhất

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm với giấm táo

Bạn cũng có thể áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm với giấm táo. Trong thành phần của giấm táo có chứa hàm lượng lớn acid acetic, giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày. Từ đó giúp ngăn ngừa được hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, làm giảm các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,… Những người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng khoảng vài lát gừng ngâm giấm để cảm nhận được hiệu quả. Ngoài giấm táo, bạn cũng có thể sử dụng giấm gạo để thay thế.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 300g gừng tươi, rửa sạch và cạo bỏ vỏ.
  • Sau đó cho gừng vào hũ thủy tinh và đổ khoảng 400g giấm vào. 
  • Ngâm gừng với giấm khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày dùng từ 3-4 lát gừng ngâm giấm, nhai và nuốt từ từ.
  • Nên ăn sau mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng, không dùng khi bụng đói.

Uống trà gừng

Uống trà gừng cũng là một cách chữa trào ngược dạ dày thực quản khá hiệu quả được nhiều người áp dụng. Trà gừng không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ uống mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Thường xuyên sử dụng trà gừng sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm cân, giúp làm đẹp da, làm sạch ruột, đồng thời cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa như ợ hơi, đau bụng, trào ngược acid, buồn nôn…. Có hai cách sử dụng trà gừng hiệu quả như:

Uống trà gừng nguyên chất

Trà gừng nguyên chất có thể là những túi trà được mua ngoài thị trường hoặc trà gừng bạn tự pha. Loại trà này chỉ sử dụng một nguyên liệu duy nhất là gừng, có tác dụng giúp cải thiện tình trạng trào ngược và giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.

Uống trà gừng nguyên chất
Uống trà gừng nguyên chất
  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập hoặc thái thành những lát mỏng.
  • Cho gừng vào ấm trà và đổ nước sôi vào.
  • Hãm trà trong khoảng 15 phút cho các dưỡng chất được tiết hết ra. 
  • Khi uống bạn hãy nhâm nhi từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ để các chất dinh dưỡng thấm dần từ cổ họng đến thực quản và dạ dày.
  • Mỗi ngày sử dụng khoảng 2-3 tác trà gừng, nên uống vào buổi sáng, trưa, tối để giúp thanh lọc cơ thể.

Không nên bỏ lỡ: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Tinh Bột Nghệ Không? [Giải Đáp]

Uống trà gừng, mật ong, chanh

Chanh và mật ong cũng là bộ đôi giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ kháng viêm diệt khuẩn rất tốt. Tuy nhiên vì chanh có tính axit cao nên bạn chỉ cần sử dụng với liều lượng nhỏ. Cách pha trà chanh, gừng, mật ong được thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 2 lát chanh mỏng và 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch củ gừng tươi, đập dập hoặc thái lát mỏng.
  • Cho gừng vào ấm, thêm chanh và mật ong vào.
  • Thêm 200ml nước sôi và đậy nắp bình lại, hãm trong vòng 15 phút.
  • Mỗi ngày nhâm nhi khoảng 1-2 tách trà gừng sẽ giúp tình trạng trào ngược dạ dày bằng gừng được cải thiện.
  • Nên uống trà sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để đạt hiệu quả cao.

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm với mật ong

Mật ong là một sự kết hợp hoàn hảo nếu bạn muốn trị trào ngược dạ dày bằng gừng. Trong thành phần của mật ong có chứa hydrogen peroxide và chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn tự nhiên và hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, mật ong còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhằm giảm chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,…

Sự kết hợp giữa gừng và mật ong sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm với mật ong
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm với mật ong

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 2 củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ hoặc không. 
  • Thái gừng thành những lát mỏng hoặc thành sợi mảnh.
  • Cho gừng vào lọ thủy tinh có nắp đậy và đổ mật ong nguyên chất vào ngâm.
  • Sau khoảng 10-15 ngày là bạn có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày bạn lấy khoảng 2 lát gừng để ngậm hoặc pha 1 thìa mật ong gừng vào 150ml nước ấm rồi uống.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi hiện tượng trào ngược dạ dày thuyên giảm.

Bổ sung thêm gừng vào các món ăn trong ngày

Ngoài những cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng kể trên, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Gừng cũng là một loại gia vị có mùi thơm, vị hơi cay nóng và rất dễ ăn. Một số món ăn có thể sử dụng gừng như cháo, gà hầm, các món hấp, các món xào, trộn salad,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm nước gừng vào sinh tố để giúp cải thiện sức khỏe và làm tăng hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Lưu ý trong quá trình sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là một phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên có một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nguyên liệu này người bệnh cần quan tâm:

  • Cần kiên trì sử dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt hơn. 
  • Không sử dụng gừng khi bụng đang đói, sốt cao, cảm nắng, chảy máu cam, ho ra máu.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi, người có cơ địa nóng, người mắc các bệnh lý về gan không nên áp dụng phương pháp điều trị này.
  • Trung bình mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 4g gừng tươi để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sử dụng nhiều rau xanh và trái cây tươi, không ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều axit,…
  • Nên uống nhiều nước để có thể dung hòa được lượng axit trong dạ dày. 
Sử dụng gừng để điều trị bệnh cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng
Sử dụng gừng để điều trị bệnh cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng

Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn các cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị bằng gừng không gây ra thêm bất cứ tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia