Viêm Đau Dạ Dày Nhiễm Khuẩn HP Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, khi mắc bệnh cần sớm có đi thăm khám và có phương án điều trị phù hợp nhất, tránh những biến chứng có thể xảy ra nếu để nặng. Và để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về vấn đề này, mời tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP là tình trạng đau dạ dày và có sự xuất hiện của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) trong thành dạ dày. Những vi khuẩn này tấn công vào lớp niêm mạc, gây viêm loét, hình thành nên những cơn đau và nhiều triệu chứng khác.
Theo thống kê báo cáo có hơn 90% bệnh nhân bị viêm đau dạ dày có sự xuất hiện và khu trú của vi khuẩn HP. Đặc biệt loại khuẩn này có thể sinh sống và phát triển ngay cả trong môi trường dịch vị acid dạ dày. Và bản thân chúng có thể tiết ra men urease làm cho lượng acid dạ dày bị trung hoà, khiến việc tiêu diệt khuẩn càng khó khăn hơn. 

Người bị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP khá phổ biến hiện nay
Người bị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP khá phổ biến hiện nay

Về cơ bản viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP sẽ không ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể xuất hiện biến chứng khi số lượng khuẩn ngày càng tăng lên, gây biến chứng nặng nề và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, cơ quan chính cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Đặc biệt có một chủng khuẩn HP rất nguy hiểm, chúng tăng nhanh về số lượng và độc tính gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm loét dạ dày: Những tổn thương ở niêm mạc dạ dày lâu ngày sẽ hình nên viêm loét, chảy máu. 
  • Thủng dạ dày: Đó là khi dạ dày xuất hiện các lỗ thủng, khiến dịch vị acid dạ dày tràn ra ổ bụng, trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Xuất huyết bao tử: Đây là tình trạng chảy máu dạ dày, do những ô viêm loét ngày càng nặng và chạm vào mao mạch máu, gây chảy máu. 
  • Ung thư dạ dày: Một số chủng khuẩn HP nguy hiểm có thể hình thành nên các khối u trong dạ dày. 90% bệnh nhân bị ung thư dạ dày được xác định có tồn tại khuẩn HP, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. 
Bệnh cần sớm được điều trị tránh những biến chứng cho sức khỏe
Bệnh cần sớm được điều trị tránh những biến chứng cho sức khỏe

Xem thêm: Ợ Hơi Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Làm Thế Nào Để Giải Quyết Triệt Để?

Nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày nhiễm khuẩn HP

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP. Đó là do các yếu tố bên trong và bên ngoài khiến khuẩn HP sinh sôi, phát triển và tấn công vào dạ dày khỏe mạnh của con người. Trong đó phải kể đến như: 

  • Lây nhiễm khuẩn HP do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị dương tính với khuẩn HP (bát đũa ăn uống, bàn chải đánh răng, cốc nước,…), dùng chung các vật dụng y tế chưa qua tiệt trùng như dụng cụ nha khoa, ống nội soi,….
  • Do chế độ ăn uống kém khoa học, sử dụng nhiều đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, bia rượu, chất kích thích khiến dạ dày hoạt động yếu dần cũng là cơ hội để khuẩn HP tấn công và có môi trường phát triển. 
  • Người thường xuyên sử dụng những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau tuỳ ý với liều lượng lớn và liên tục trong một thời gian dài. Yếu tố này cũng khiến chức năng hoạt động của dạ dày bị yếu hơn, thành phần trong kháng sinh rất hại và bào mòn dạ dày. 
  • Người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, ốm yếu,… cũng khiến hệ thống tiêu hoá ảnh hưởng, dạ dày hoạt động kém hơn. 
  • Trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng kém hơn, việc vệ sinh trong ăn uống không được đảm bảo. 
  • Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP. Nếu trong bố hoặc mẹ có người bị mắc bệnh thì khả năng cao con sinh ra cũng sẽ bị bệnh. Thời điểm phát bệnh còn tùy thuộc vào sức khoẻ của bé. 
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP

Người bị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP sẽ xuất hiện một số những triệu chứng sau:

  • Đau tức, đau nhói ở vị trí dạ dày, thượng vị: Cơn đau có thể xuất hiện từng cơn, đau nhói dữ dội trong vài phút rồi đau lại. Hoặc cơm đau âm ỉ liên tục và kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Vị trí đau ở vùng bụng trái, lan ra thượng vị hoặc sang hai bên. Đau trước khi ăn, sau khi ăn, khi đang ăn cũng có thể đau, đau vào ban đêm khi ngủ,…
  • Ợ chua, ợ hơi: Đây là biểu hiện dễ gặp nhất, đỏ là do vi khuẩn HP tiết ra men và làm acid dạ dày bị trung hoà, gây hiện tượng trào ngược thực quản. Ợ hơi, ợ chua kèm theo cảm giác nóng rát thực quản. 
  • Buồn nôn, khó chịu: Những người bị nhiễm khuẩn HP nhẹ có thể bị buồn nôn, nhưng người bị nặng có thể thêm cả tiêu chảy, mất nước, gây khó chịu và mệt mỏi. 
  • Chán ăn, sụt cân: Khi bao tử bị tổn thương, dạ dày có sự hoạt động của khuẩn HP, thức ăn đi vào dạ dày bị khuẩn hút hết dinh dưỡng khiến cho việc tiêu hoá kém, không hấp thụ dinh dưỡng đi nuôi cơ thể dẫn đến việc chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân. 
  • Xuất huyết dạ dày: Khi có biểu tượng chảy máu dạ dày đó là khi, lượng khuẩn HP tăng nhanh và tấn công mạnh mẽ vào niêm mạc dạ dày. Đây là dấu hiệu xấu cảnh báo biến chứng bệnh và cần đi thăm khám, điều trị kịp thời. 
Đau bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, …. là những triệu chứng điển hình của bệnh
Đau bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, …. là những triệu chứng điển hình của bệnh

Ngay khi xuất hiện các biến chứng kể trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện các biện pháp chẩn đoán như: Nội soi tiêu hoá, kiểm tra hơi thở để xem có khuẩn HP hay không, lấy máu hoặc phân để xét nghiệm,… Từ kết quả thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ hiện tại và có phác đồ điều trị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP phù hợp nhất cho từng người bệnh.

Cách điều trị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP

Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cho nên chỉ cần phát hiện sớm bệnh thì bác sĩ sẽ có những biện pháp để điều trị một cách phù hợp nhất, thuyên giảm triệu chứng và tiến tới trị khỏi bệnh. Theo đó, người bị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP có thể áp dụng những cách điều trị sau đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP nhanh chóng, hiệu quả và thấy ngay những tác dụng mang lại, triệu chứng thuyên giảm. Thuốc Tây y làm giảm lượng khuẩn HP trong dạ dày, hỗ trợ làm lành những tổn thương. 

Tuy nhiên hiệu quả nhanh, cũng sẽ đi kèm nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng những loại thuốc trị bệnh viêm dạ dày. cần sử dụng đúng theo liều lượng và khuyến cáo của bác sĩ.

Theo đó, hiện nay Bộ Y tế có đưa ra phác đồ điều trị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP theo từng giai đoạn. Giai đoạn nhẹ, giai đoạn phối 4 thuốc, giai đoạn thuốc duy trì và giai đoạn dùng thuốc cứu vãn (nặng nhất). 

Mỗi thời điểm sẽ sử dụng các loại thuốc và liều lượng khác nhau. Phần lớn sẽ là các loại thuốc ức chế bơm Proton, kết hợp thuốc kháng sinh Amoxicillin, kháng sinh Clarithromycin kết hợp với Tinidazole,… 

Thuốc Tây là phương pháp điều trị nhanh, hiệu quả
Thuốc Tây là phương pháp điều trị nhanh, hiệu quả

Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì? TOP 15 Loại Rau Bạn Nên Sử Dụng

Phương pháp điều trị bằng Đông y

Ngoài hai biện pháp kể trên, người bệnh cũng có thể áp dụng những bài thuốc Đông y để điều trị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP. Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc được nghiên cứu và kết hợp từ nhiều loại dược liệu khác nhau. 

Ưu điểm của thuốc Đông y là tính an toàn, tác động toàn diện vào cơ thể, điều trị tận gốc và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Đồng thời áp dụng được cho đa dạng đối tượng hơn, hạn chế tác dụng phụ. 

Tuy nhiên, nếu ứng dụng phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì, vì thuốc phát huy tác dụng chậm hơn thuốc Tây, sẽ không thể ngay lập tức giảm đau hay nhìn thấy hiệu quả rõ ràng. Nhưng nếu dùng đúng cách và kiên trì, sau vài tuần tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm hơn. 

Người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng các bài thuốc Đông y mà cần đi thăm khám tại các phòng khám Đông y, bác sĩ bắt mạch, kê đơn thuốc và dùng đúng theo liều lượng. Hiện nay trong Đông y có 4 nhóm dược liệu chính thường được kết hợp để điều trị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP:

  • Nhóm dược liệu có thành phần kháng sinh tự nhiên: Khổ sâm, dạ cẩm, bồ công anh, chè dây, đại hoàng,…
  • Nhóm có tác dụng giảm đau: Kê huyết đằng, sài hồ, tam thất, cam thảo, huyền hồ.
  • Nhóm dược liệu bồi bổ sức khỏe: Bố chính sâm, bạch thược, mộc hương, đương quy,…
  • Nhóm dược liệu có khả năng trung hòa acid dạ dày: Ô tặc cốt, vỏ hàu,….
Thuốc Đông y có hiệu quả điều trị tốt, an toàn, ít tác dụng phụ
Thuốc Đông y có hiệu quả điều trị tốt, an toàn, ít tác dụng phụ

Bài đọc thêm: Đau Dạ Dày Ăn Dưa Hấu Được Không? [Chuyên Gia Lý Giải]

Các biện pháp điều trị tại nhà

Trong dân gian tương truyền rất nhiều mẹo điều trị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP, từ các thành phần tự nhiên, an toàn, dễ kiếm và dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Lá cây dạ cẩm:

Loại lá này có tác dụng giảm lượng acid trong dạ dày, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và làm lành những tổn thương ở niêm mạc do vi khuẩn gây ra. Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 40g lá dạ cẩm khô, rửa sạch sắc cùng 500ml nước. 
  • Đun nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn ⅔ lượng nước ban đầu thì tắt bếp, bạn chia thành 2 phần và uống hết. 
  • Uống nước lá dạ cẩm trước khi ăn và liên tục trong 10 ngày để cảm nhận tình trạng sức khoẻ thay đổi. 

Sử dụng nghệ tươi:

Trong nghệ có chứa rất nhiều hoạt chất curcumin, beta-carotene và quercetin có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa những tổn thương do vi khuẩn tấn công. Đồng thời nhanh chóng làm lành những tổn thương ở niêm mạc. Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần dùng 1 củ nghệ tươi thái lát, giã nát để chắt lấy nước cốt, sau đó uống trực tiếp vào buổi sáng hoặc trước khi ăn. 
  • Ngoài ra nếu bạn không dùng được nghệ tươi hãy pha tinh bột nghệ trong nước ấm và uống vào sáng sớm mỗi ngày. Vừa tăng sức đề kháng, vừa tốt cho dạ dày. 
Nghệ tươi rất tốt để điều trị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP ngay tại nhà
Nghệ tươi rất tốt để điều trị bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP ngay tại nhà

Dùng lá chè dây:

Lá chè dây là một trong những loại trà thảo dược chữa bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP rất hiệu quả. Bởi trong chè dây có chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng giảm đau, nhanh chóng phục hồi những tổn thương, ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn HP. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10g lá chè dây, rửa sạch, cho vào bình nước sôi, tráng qua một lượt. 
  • Đổ tiếp một lượt nước và ủ trong 10 – 15 phút, sau đó có thể dùng như trà uống thông thường. 

Không nên bỏ lỡ: Tổng Hợp 10 Loại Sữa Bột Dành Cho Người Đau Dạ Dày Tốt Nhất

Lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt cho người viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP

Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng Tây y, Đông y hay các mẹo chữa tại nhà thù người bệnh viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP cũng cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn. Cụ thể như sau:

  • Tăng cường những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày như: Thực phẩm giàu Probiotics (sữa chua, phomai,…), nhóm chất béo lành mạnh omega-3, Omega-6, thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, các loại củ,….), thực phẩm giàu vitamin C (ổi, lựu, dâu tây, việt quất,….),….
  • Người bị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP tuyệt đối không dùng các loại đồ ăn chua, cay, đồ ăn lên men như dưa chua, kim chi, cà pháo,… Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Không dùng đồ ăn, uống có chứa chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…. 
  • Ưu tiên những loại thức ăn được chế biến dạng mềm lỏng trong giai đoạn dùng thuốc điều trị. Giúp giảm áp lực hoạt động hơn cho dạ dày. 
  • Ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ tay trước khi ăn uống, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác. 
  • Chia nhỏ chế độ ăn hằng ngày từ 3 bữa chính thành 4 – 5 bữa trong ngày. Giảm áp lực cho dạ dày và giúp dạ dày luôn có thức ăn, giảm các cơn đau hơn. 
  • Luôn giữ một trạng thái tinh thần khỏe mạnh, tránh áp lực, căng thẳng, stress,… để giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn. 
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, nhất là vào ban đêm để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi chức năng. 

Trên đây là những thông tin chung về người bị viêm đau dạ dày nhiễm khuẩn HP nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả. Bạn đọc tham khảo và biết cách xử lý khi gặp phải tình huống trên. 

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia