Cây Sống Đời Có Tác Dụng Gì Và Cách Dùng Như Thế Nào?

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.7/5 - (7 bình chọn)

Cây sống đời được biết đến là một loại dược liệu có dược tính như thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây là loại dược liệu lành tính nên có khả năng mang lại nhiều tác dụng tốt mà không gây ra các tác dụng phụ. Vậy công dụng cụ thể của cây thuốc là gì, cách sử dụng như thế nào? Cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về cây sống đời

Cây sống đời có tên gọi khoa học là Kalanchoe Pinnata, còn trong dân gian người xưa còn gọi với nhiều tên khác như cây thuốc bỏng hay cây lá bỏng. Loại cây này mọc nhiều trong tự nhiên và được trồng nhiều nhất tại khu Châu Á, Thái Bình Dương, cũng như vùng biển Caribe.

Cây lá bỏng thuộc loại thực vật thân thảo, có phân nhánh và tương đối mọng nước. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1m, thân có màu xanh hoặc hơi phớt tím. Lá sống đời mọng nước, kéo nhớt như nha đam và mọc đối xứng nhau. Các phiến lá khá dày, cuốn ngắn lại, còn mép lá có hình răng cưa, hơi tím và không cứng.

Cây sống đời có tên gọi khoa học là Kalanchoe Pinnata
Cây sống đời có tên gọi khoa học là Kalanchoe Pinnata

Hoa cây sống đời mọc thành cụm, từng cụm nối với nhau trên một cái cán dài, cán hoa mọc từ thân hoặc các nách lá. Chúng có thể có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, cam, đỏ, hồng và trắng. Mùa nở hoa rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5.

Sống đời là một loại cây bản địa của quốc đảo trên Ấn Độ Dương – Madagascar. Cây có khả năng sinh trưởng từ lá, chỉ cần 1 lá có thể phát triển thành nhiều cây con ở phần mép khi rụng xuống đất. Chính nhờ đặc điểm này mà cây phát triển rất nhanh trong tự nhiên.

Duy nhất Đại lễ 30/4 - 1/5, Trung tâm Dược Liệu Quốc gia Vietfarm ưu đãi cực SỐC: MUA 2 tặng 1, Mua 3 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm). Số lượng ưu đãi có hạn, săn ngay kẻo lỡ.

Tại Việt Nam, cây được trồng với nhiều giống khác nhau, gồm các loại cây sống đời như sau:

  • Sống đời ta: Còn được nhiều người gọi là cây bỏng ta hay bông lồng đèn.
  • Cây sống đời Đà Lạt: Giống này được trồng chủ yếu ở Đà Lạt, các lá có kích thước khá lớn và bông trổ lồng đèn.
  • Sống đời đỏ: Bông nhuyễn, hoa có màu đỏ thẫm, thường ra hoa vào đúng dịp tết ở nước ta.
  • Sống đời 5 màu: Cây có 5 màu sắc khác nhau, cho bông nhuyễn.

Loại cây này trên đất nước ta được tìm thấy nhiều nhất trong các chậu rau ăn ở vùng nông thôn hoặc ươm trồng trong những vườn thuốc Nam. Còn tại các thành phố lớn, sống đời còn được trồng trong chậu như một loại cây cảnh. Ngoài ra, hoa của cây trổ đúng dịp tết cổ truyền nên còn được dùng để chưng tết.

Xem thêm

Giải đáp cây sống đời có tác dụng gì?

Sống đời được biết đến là cây thuốc có tính mát, vị hơi chua và chát. Loại cây này được đánh giá là tương đối lành tính và không có độc tố. Cụ thể thành phần hóa học của cây chủ yếu gồm các hợp chất sau: Acid malic, kaempferol 3-glucosid, quercetin 3-diarabinosid, acid citric, isocitric, oxalic, acid p-cumaric và axit izoxitric. Nhờ đó, cây mang lại nhiều tác dụng tốt dưới đây:

Theo ghi chép Đông y

Lá cây sống đời có dược tính như một loại thuốc kháng sinh. Điểm đặc biệt là loại kháng sinh này có phạm vi tác động rộng và hoàn toàn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ gì. Chính vì thế, y học cổ truyền đã ứng dụng đặc tính này của dược liệu để điều trị tình trạng nhiễm trùng ngoài da, các vết thương, bỏng, cũng như nhiều bệnh về đường ruột.

Bên cạnh đó, sống đời còn được sử dụng để chữa chảy máu cam, cầm máu, bệnh viêm tai giữa, viêm loét dạ dày, đại tiện ra máu và bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, người xưa còn dùng loại cây này để giải rượu và hỗ trợ cho tuyến sữa.

Theo nghiên cứu y học hiện đại

Tác dụng của cây sống đời được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khám phá. Nhờ đó mà đã có một số công bố trên các tạp chí khoa học. Đây là cơ sở vững chắc cho những công dụng của loại cây này được ứng dụng trước đó trong dân gian.

Tổng hợp cụ thể về những công dụng của cây với các cơ quan và bộ phận trong cơ thể gồm có như sau:

Tác dụng của cây sống đời được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Tác dụng của cây sống đời được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
  • Giúp giảm tình trạng nhiễm độc gan và khắc phục chứng vàng da: Từ xưa, người dân Ấn Độ đã biết sử dụng cây sống đời để giải độc gan. Tuy nhiên, mãi đến gần đây khi nó được công bố chính thức trên tạp chí y học Journal of Ethnopharmacology thì người ta mới hoàn toàn công nhận tác dụng của loại cây này. Cụ thể nhóm nghiên cứu đã cho những con chuột bị nhiễm độc gan do CCI4 (cacbon tetraclorua) uống nước ép lá sống đời tươi. Sau một thời gian ngắn, kiểm tra tình trạng nhiễm độc ở gan thì đã thấy được giảm đáng kể.
  • Tác dụng đối với thận: Cây dược liệu này có khả năng giúp giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Gentamicin – loại thuốc gây tác dụng phụ nghiêm trọng đến thận và giúp làm lành những tổn thương ở dây thần kinh. Nhờ đó có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp giảm đáng kể những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc.
  • Hỗ trợ ức chế các phản ứng dị ứng tại đường hô hấp: Theo những nghiên cứu về chức năng của lá sống đời đăng tải trên tạp chí Phytomedicine, các nhà khoa học cho biết chiết xuất từ loại lá này có khả năng ổn định hệ miễn dịch. Nhờ đó giúp ích rất nhiều trong việc ức chế các phản ứng dị ứng xảy ra ở đường hô hấp.
  • Mang lại tác dụng tốt với bệnh ung thư: Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Phytochemistry, chiết xuất lá sống đời có khả năng phòng chống bệnh và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Mặc dù đây chỉ mới là kết quả nghiên cứu bước đầu nhưng phát hiện này đã mở ra hy vọng điều trị cho hàng triệu bệnh nhân ung thư không có đủ điều kiện tài chính.
  • Ngăn chặn sự phát triển của bệnh Leishmania: Cây sống đời có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài da, đặc biệt là Leishmania. Đây là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng khớp tương đối cao và có khả năng để lại những vết sẹo lồi.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây sống đời

Nhờ những tác dụng tuyệt vời phía trên, cây sống đời được dùng làm nguyên liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền, điển hình trong đó phải kể đến như:

  • Điều trị phù thũng: Người bệnh ép sống khoảng 60ml cây sống đời làm nước uống. Mỗi ngày thực hiện như vậy khoảng 2 lần đến khi thấy các triệu chứng được cải thiện tốt hơn.
  • Trị đại tiện ra máu: Kết hợp 30g lá sống đời với 10g ngải diệp, 10g nhọ nồi và 10g lá bá tử nhân. Đem thuốc sắc thành 1 thang và chia ra uống vài lần trong ngày.
  • Chữa hôi nách: Bạn hái 3 – 4 lá sống đời, đem rửa sạch bụi bẩn, giã nát. Sau đó lọc phần bã và nước cốt riêng, nước đem uống trực tiếp, bã giữ lại thoa vào nách để trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước cho sạch. Bài thuốc này, mỗi ngày người bệnh nên áp dụng 1 lần, vào thời điểm vừa tắm xong để đạt được hiệu quả tối đa.
Cây sống đời được dùng làm nguyên liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền
Cây sống đời được dùng làm nguyên liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền
  • Điều trị đau mỏi xương khớp, đặc biệt là đau lưng: Chọn những chiếc lá sống đời to, đem hơ trên than nóng, đắp vào những vị trí bị đau. Sau khoảng vài phút, khi thấy lá hết nóng, bạn có thể nướng lại và tiếp tục chườm để đảm bảo thời gian khoảng 15 phút. Lặp lại cách này vài lần trong ngày sẽ giúp xoa dịu các cơn đau, giảm sưng tấy nhanh chóng. Trong quá trình thực hiện, bạn chú ý nhiệt độ, tránh trường hợp bị bỏng da.
  • Điều trị bệnh kiết lỵ và trĩ: Bạn kết hợp 20g lá cây sống đời với khoảng 20g cây mã xỉ hiện (hay còn gọi là rau sam). Cả hai dược liệu đem sắc nước, chia ra 2 lần uống, hoặc nhai nuốt nước nhằm điều trị bệnh kiết lỵ và bệnh trĩ.
  • Chữa bệnh viêm loét dạ dày và nhiễm trùng đường ruột: Bạn sử dụng khoảng 50g lá sống đời sắc cùng với 3 bát nước, cạn đến khi còn 2 bát thì tắt bếp. Chia đều ra uống mỗi buổi sáng và chiều để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và bệnh đường ruột.
  • Hỗ trợ cải thiện các tình trạng khó ngủ, mất ngủ, đêm trằn trọc không yên và phụ nữ sau sinh bị mất sữa: Dùng 8 lá sống đời rửa sạch, rồi nhai nhuốt trực tiếp. Áp dụng như vậy đều đặn mỗi ngày 2 lần, với trường hợp những bệnh nhân mất ngủ có thể sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.
  • Điều trị bỏng, rắn rết cắn, làm tan máu bầm và chữa lành các chấn thương do tai nạn: Người bệnh hái một lượng lá sống đời vừa đủ tùy vào diện tích vùng da cần điều trị. Sau đó đem rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp vào các vết thương.
  • Chữa nổi mề đay, bệnh chàm da và mụn trứng cá: Người bệnh nấu nước cây sống đời tươi, để nguội, rồi dùng vệ sinh lên các khu vực điều trị. Hoặc bạn cũng có thể giã nát lá cây rồi đắp vào vùng da tổn thương mỗi ngày 2 lần.
  • Giải rượu cho những trường hợp bị say rượu: Bạn hái khoảng 10 lá sống đời, ăn trực tiếp, cơ thể có thể tỉnh táo nhanh hơn cả những trường hợp dùng thuốc giải rượu.
  • Chữa bệnh ghẻ, chốc lở và mụn nhọt ở trẻ em: Bạn nấu 1 nắm lá sống đời với lượng nước vừa phải, nhằm thu khoảng 40ml chia đều cho trẻ uống vào mỗi buổi sáng và tối. Kết hợp với cả phương pháp đắp dược liệu bên ngoài các vùng da bị tổn thương để bệnh chóng lành.
  • Điều trị chảy máu cam và tình trạng viêm mũi xoang: Người bệnh giã nát lá sống đời tươi, rồi dùng bông gòn thấm nước cốt, lần lượt nhét vào hai bên lỗ mũi. Áp dụng cách này 4 – 5 lần/ngày sẽ giúp cầm máu, sát khuẩn và làm lành nhanh chóng các tổn thương tại niêm mạc do bệnh viêm mũi xoang cấp.
  • Điều trị bệnh phong ngứa vô căn (chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh): Lấy lá sống đời, răm dại, vô hoạn tử và thương nhĩ với lượng bằng nhau nấu lên để xông hơi, sau đó khi thấy nước nguội thì dùng để tắm.
  • Đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết: Ngày đầu tiên sốt, người bệnh uống khoảng 300 – 400ml, chia 3 – 4 lần. Những ngày tiếp theo chỉ nên uống khoảng 60ml/lần.
  • Bài thuốc cho bé bị ho gà: Mỗi ngày người bệnh dùng 6 – 8 lá sống đời sắc với 200ml nước, cạn còn 20ml thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc này làm 2 phần cho bé uống ngay khi còn ấm.
  • Giúp hạ huyết áp, chữa đau đầu, hồi hộp và bồn chồn không yên: Bạn sắc nước lá sống đời tươi mỗi ngày uống 2 lần, trung bình mỗi lần khoảng 60ml.
  • Trị nóng sốt, táo bón và khó đi cầu cho bé: Mỗi ngày, người bệnh sử dụng khoảng 15 lá sống đời già nấu nước cho trẻ uống. Với bé bị sốt mỗi ngày sử dụng 2 – 4 lần, mỗi lần khoảng 30ml. Còn trẻ táo bón uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
  • Điều trị bệnh lỵ: Bạn kết hợp 40g lá sống đời với 20g lá mơ tam thể, 20g cỏ luồng và 16g cam thảo đất. Đem các nguyên liệu nấu chung với nhau và sử dụng trong ngày thay cho trà. Kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 thang đến khi các triệu chứng của bệnh biến mất hoàn toàn.
  • Trị viêm họng, ho và sưng đau cổ họng: Mỗi buổi sáng và chiều, bạn hái 4 lá cây sống đời đem rửa sạch, nhai thật kỹ rồi nuốt nước từ từ cho trôi trong cổ họng, nếu nuốt được cả bã thì càng tốt. Đến buổi tối, bạn sử dụng thêm 2 lá, làm tương tự như trên. Nếu cơ thể bạn đáp ứng với phương pháp điều trị này thì chỉ sau khoảng 3 ngày, tình trạng bệnh viêm họng sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Trị mụn nhọt chưa có mủ: Dùng 30g lá sống đời, kết hợp thêm 20g lá táo và 15g lá cây miến chi tử, đem rửa sạch với nước muối rồi giã nát và đắp vào các nốt mụn nhọt. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để giảm sưng đau.
  • Bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa giai đoạn cấp tính: Giã nát 2 – 3 lá dược liệu tươi, lọc lấy nước cốt rồi nhỏ vào tai bị viêm.
  • Làm dịu vùng da đang bị cháy nắng: Giã nát lá sống đời rồi đắp lên vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm mát nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ xoa dịu tình trạng nóng rát trên da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Trẻ bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm bố mẹ có thể sử dụng dược liệu này
Trẻ bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm bố mẹ có thể sử dụng dược liệu này
  • Trẻ bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm: Các bố mẹ giã nát lá cây thuốc, sau đó lọc lấy nước cốt và cho trẻ uống mỗi ngày 60ml.
  • Điều trị bệnh viêm đại tràng: Mỗi ngày người bệnh nên ăn khoảng 20 lá cây để cải thiện các triệu chứng bệnh và hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc Tây. Trong đó, chia ra 8 lá vào buổi sáng, 8 lá buổi chiều và 4 lá còn lại sử dụng vào mỗi tối. Liều lượng này áp dụng cho các bé trên 10 tuổi, còn trẻ nhỏ hơn chỉ nên sử dụng khoảng ½ số lượng này.
  • Ngăn thổ huyết (áp dụng với các trường hợp bị tai nạn hoặc đánh): Xay nhuyễn 7 lá thuốc, lọc lấy nước cốt rồi thêm đường vừa đủ ngọt để uống. Áp dụng 1 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tốt hơn.
  • Công dụng với bệnh đau mắt đỏ: Người bệnh giã nát 3 lá sống đời, đem chắt lấy nước uống. Còn phần bã đắp trực tiếp lên mắt, để qua đêm, sáng hôm sau dùng nước muối sinh lý rửa lại cho sạch.
  • Giúp vết thương nhanh liền sẹo: Lá cây sống đời tươi đem giã nát rồi đắp trực tiếp vào các vết thương để ngăn ngừa viêm nhiễm và kích thích da non phát triển nhanh.

Cần lưu ý gì khi sử dụng cây sống đời?

Mặc dù cây thuốc này mang lại nhiều tác dụng tốt, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như dưới đây:

  • Chú ý nên sử dụng với một liều lượng vừa phải. Cụ thể không nên đắp quá nhiều lên vị trí da bị thương tổn, còn với dạng nước sắc/ăn sống không sử dụng quá 20 – 40g/ngày.
  • Hiệu quả của các bài thuốc trên giữa các bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng cơ thể và nhiều yếu tố khác.
  • Các cách chữa phía trên chỉ phù hợp áp dụng với những thể bệnh nhẹ, còn trong trường hợp bệnh đã diễn biến phức tạp, bạn nên đi khám để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
  • Ngoài ra, sống đời là cây thuốc có tính hàn nên những người sợ lạnh, hơi gầy, ít mồ hôi, dễ mệt mỏi và huyết áp thấp không nên sử dụng liên tục.

Trên đây là những tác dụng tốt của cây sống đời, cùng một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Hy vọng kiến thức này hữu ích với bạn đọc đang quan tâm về vấn đề này. Chúc các bạn sử dụng hiệu quả dược liệu và sớm cải thiện tình trạng sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia