Áp Dụng 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả

Ngày đăng: 26/05/2023 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (10 bình chọn)

Bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là một mẹo dân gian được nhiều người áp dụng trong thời gian dài. Kinh nghiệm dân gian cho thấy các hoạt chất có trong loại cây này có tác dụng giảm đau, cầm máu cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở thành niêm mạc dạ dày khá tốt. Thực hư về tác dụng cũng như các biện pháp điều trị bệnh dạ dày với cây nhọ nồi sẽ được chúng tôi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày từ cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn được gọi là cỏ mực, hàn liên thảo, cỏ nhọ nồi,… Thảo dược này có tính hàn, vị ngọt chua, thường được dùng để giải nhiệt, tiêu độc, cải thiện chức năng gan thận và cầm máu. Vậy cây nhọ nồi chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cây nhọ nồi mọc khá phổ biến ở nước ta
Cây nhọ nồi mọc khá phổ biến ở nước ta

Được biết, tại một số quốc gia như Ấn Độ, người dân nơi đây thường sử dụng cây cỏ nhọ nồi làm thuốc trị bệnh gan, làm giảm triệu chứng khó tiêu, chóng mặt cũng như chữa lành các vết thương. Ngoài ra, Y học cổ truyền Trung Quốc cũng tận dụng loại thảo dược này để làm thuốc cầm máu, chữa bệnh xuất huyết dạ dày, tử cung. 

Cũng theo một vài nghiên cứu hiện đại, trong cây cỏ nhọ nồi có chứa các thành phần có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày như sau:

  • Tanin: Khi được dung nạp vào cơ thể, Tanin sẽ đóng vai trò như một chất kết tủa bao phủ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương, nhiễm trùng, đồng thời giúp làm lành những chỗ bị viêm loét. 
  • Vitamin K: Đây là thành phần có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc cầm máu và ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày ở những người bị xuất huyết. Bên cạnh đó, vitamin K còn giúp làm lành các tổn thương tại vùng niêm mạc, tránh để vùng viêm loét lan rộng sang các khu vực khác. 
  • Flavonozit và carotene: Cả 2 hoạt chất này đều có tác dụng tốt trong việc trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Qua đó hỗ làm giảm cảm giác ợ chua, buồn nôn và ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do axit tiết ra hiệu quả.

Từ những tác dụng trên mà hiện nay biện pháp dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày vẫn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng bất cứ mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà nào cũng có những ưu và hạn chế nhất định nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý. 

4 cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả

Các bài thuốc sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày khá đa dạng. Mỗi phương pháp sẽ mang những ưu điểm riêng nên bạn có thể tùy theo nhu cầu, tình trạng bệnh lý của bản thân để áp dụng mẹo trị bệnh hợp lý. Dưới đây là hướng dẫn về 4 cách dùng cây nhọ nồi chữa bệnh đau dạ dày để bạn tham khảo.

Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày khá hiệu quả khi bệnh mới khởi phát
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày khá hiệu quả khi bệnh mới khởi phát

Uống nước cỏ nhọ nồi nguyên chất

Đây là phương pháp trị bệnh đau dạ dày đơn giản, tiết kiệm nhưng hiệu quả mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ. Tuy nhiên, nước từ cây nhọ nồi khá khó uống nên không phải đối tượng nào cũng thích hợp để áp dụng biện pháp này.

Chuẩn bị: 1 năm lá nhọ nồi.

Cách thực hiện:

  • Mang lá nhọ nồi đi rửa sạch, ngâm cùng với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút, vớt ra rồi để ráo nước.
  • Tiếp đó, bạn cho lá nhọ nồi vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Chia lượng nước vừa thu được thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
  • Để sớm có hiệu quả trị bệnh, các bạn nên uống nước nhọ nồi mỗi ngày. 

Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi với trắc bá diệp

Trắc bá diệp hay còn là bá tử nhân, ngoài việc được trưng bày như cây cảnh thì chúng còn có tác dụng điều trị bệnh tai mũi họng cũng như bệnh tiêu hóa cực tốt. Khi kết hợp chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi với trà bá diệp và các loại dược liệu khác sẽ giúp tăng dược tính điều trị có trong bài thuốc. 

Chuẩn bị: Hoài sơn, nhọ nồi, cây mần tưới, hoa hòe, gạo nếp, hương phụ, trắc bá diệp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm đun cùng 1 lít nước.
  • Đậy kín nắp ấm, sắc tới khi cạn còn 2 bát thì tắt bếp.
  • Chia lượng nước trên thành 2 phần để sử dụng vào trưa và tối, lưu ý thuốc uống không sử dụng lại không ngày hôm sau.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ thấy bệnh đau dạ dày thuyên giảm dần. 
Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi với trắc bá diệp an toàn
Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi với trắc bá diệp an toàn

Cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi và 6 loại thảo dược khác

Tương tự như cách làm trên, để tăng hiệu quả trị bệnh dạ dày, bạn có thể kết hợp công thức dùng cây nhọ nồi với các loại thảo dược. 

Chuẩn bị: Hương phụ, nhọ nồi, kinh giới, a giao, bột sừng trâu, rễ cây hoa trang đỏ, đậu ván. 

Nguyên liệu

  • Cho các loại dược liệu trên vào trộn lẫn với nhau thành một thang.
  • Bỏ vào ấm sắc cùng với 700ml nước với lửa nhỏ để chúng cô đặc lại còn 1 nửa số nước trên.
  • Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống và dùng khi dạ dày lên cơ đau hoặc uống ngay sau các bữa ăn chính là được. 

Kết hợp cỏ nhọ nồi với bạch cập

Bạch cập có vị đắng, hơi ngọt chát, tính hàn thường được áp dụng trong điều trị kinh phế, can, thận và có tác dụng chỉ huyết, hóa ứ huyết, nhuận phế, hóa đờm, sinh cơ, tiêu sưng và đặc biệt tốt với những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Bạch cập là loại dược liệu được đưa vào danh lục đỏ để chú ý bảo vệ, nghiên cứu cũng như nhân trồng thêm nên loại cây thuốc này khá quý hiếm nếu muốn sử dụng thường xuyên.

Chuẩn bị: 20gr bạch cập, 50gr cây nhọ nồi, 15gr cam thảo cùng 4 quả đại táo.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên mang đi rửa sạch rồi bỏ vào ấm.
  • Đổ thêm vào ấm 1 lít nước rồi sắc cho tới khi cạn còn 300ml.
  • Bạn tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được, chia thành 2 phần bằng nhau.
  • Sử dụng nước nhọ nồi sau mỗi bữa ăn trưa, tối trong khoảng 30 phút.
  • Bệnh dạ dày sẽ được cải thiện tốt nếu bệnh nhân kiên trì áp dụng trong khoảng 2 tuần. 
Bạch cập là cây cảnh nhưng cũng có khả năng chữa bệnh tiêu hóa khá tốt
Bạch cập là cây cảnh nhưng cũng có khả năng chữa bệnh tiêu hóa khá tốt

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi

Phần lớn các mẹo dân gian chữa bệnh đau dạ dày đều khá an toàn vì sử dụng các dược liệu thiên nhiên lành tính. Với cách dùng cây nhọ nồi chữa bệnh cũng tương tự, tuy nhiên để đạt được kết quả loại bỏ triệu chứng của bệnh dạ dày hiệu quả, mọi người cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Chữa bệnh dạ dày bằng cây nhọ nồi chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Trong trường hợp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng, người bệnh cần đi khám y tế để được điều trị tích cực hơn. 
  • Lá nhọ nồi chữa dạ dày thường cho tác dụng chậm hơn so với các loại thuốc đau dạ dày khác, đặc biệt là thuốc tân dược. Do đó, bệnh nhân cần áp dụng kiên trì và đều đặn để mang lại hiệu quả cải thiện bệnh lý tốt nhất.
  • Những trường hợp bị đau dạ dày kèm theo theo tình trạng tiêu chảy, sôi bụng, viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần có trong cây nhọ nồi đều không nên áp dụng biện pháp này.
  • Hiệu quả dùng cây nhọ nồi chữa bệnh dạ dày không mang tính đồng nhất, bởi chúng còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ bệnh. Do đó, nếu sau một thời gian áp dụng mà không đạt được kết quả như mong muốn, bạn cần tìm hướng điều trị khác thích hợp hơn. 
  • Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không dùng cây nhọ nồi chữa dạ dày. Lý do là bởi dược tính có trong dược liệu sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như có khả năng tương tác với một số loại thuốc tân dược khác. 
  • Chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh sử dụng thực phẩm tái sống, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng chất kích thích, không uống đồ uống có cồn, có ga,… thay vào đó hãy ăn chín, uống sôi và ăn nhiều rau củ quả. 
  • Ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ và đừng quên rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh lý dạ dày hiệu quả. 
Người bị đau ra dày cần có lối sống lành mạnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Người bị đau ra dày cần có lối sống lành mạnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Trên đây là nội dung tổng hợp các cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cùng các lưu ý liên quan khá. Mẹo chữa này chưa được kiểm chứng khoa học về tính hiệu quả lẫn độ an toàn nên bạn cần áp dụng thận trọng. Tốt nhất, các bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn trước khi áp dụng các biện pháp điều trị cụ thể. 

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia