Cây Cỏ Lào: Công Dụng Và 12 Bài Thuốc Chữa Bệnh An Toàn

Ngày đăng: 09/04/2023 Biên tập viên: Thu Hà
4.4/5 - (8 bình chọn)

Cây cỏ lào là loại dược liệu mang nhiều công dụng, đặc biệt thường có mặt trong các bài thuốc cầm máu, chống viêm. Để hiểu rõ hơn về loại cỏ này, cùng chúng tôi theo dõi thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tổng quan thông tin về cây cỏ lào

Cây cỏ lào nguồn gốc ở đảo Angti và dần được nhu nhập vào nước ta, thường gặp nhiều ở các vùng đồi núi trên toàn quốc. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa.

  • Tên tiếng Việt: Cỏ lào.
  • Tên khác: Cây bớp bớp; Yên bạch; Bù xích; Cây Cộng sản.
  • Tên khoa học: Eupatorium odoratum L.
  • Tên đồng nghĩa: Chromolaena odorata (L.) R. King & H. Robins.
  • Họ: Asteraceae (Cúc).
Hình ảnh cây cỏ lào
Hình ảnh cây cỏ lào

Đặc điểm thực vật của cây cỏ lào

Có thể sử dụng tất cả các bộ phận trên cây cỏ lào làm thuốc chữa bệnh. Vậy nên, việc nắm rõ về đặc điểm từng bộ phận của loại cỏ này vô cùng quan trọng. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng phân biệt được loại cỏ này.

  • Thân cây: Thuộc cây thân thảo, cành phân nhánh, mọc thành bụi, thường cao từ 1 – 2m. Thân cây có lông nhỏ mịn.
  • Lá cây: Là cỏ lào mọc đối, dài 6 – 9cm, rộng 2 – 4cm, đầu nhọn, mép lá có răng cưa to, cuống lá dài 1 – 2cm. Hai mặt lá cùng màu có lông mịn, mặt trên dày hơn mặt dưới. Khi vò lá sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc,
  • Hoa và quả: Hoa cỏ nào mọc thành từng cụm, màu vàng lục, đầu hoa có dạng sợi lông, tràng hoa loe dần từ gốc. Quả hình thoi, có lông ở 5 cạnh.

Thu hái, bộ phận sử dụng

Cây cỏ lào – một trong số ít thảo dược sở hữu ưu điểm là có thể thu hái được quanh năm. Bạn có thể cắt cả cây, rửa sạch, sau đó dùng tươi hay phơi khô đều được. Trong trường hợp nếu phơi khô, người bệnh cần chú ý khâu bảo quản thật cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến công dụng của nó. Nhìn chung, loại thảo dược này có thể dùng toàn bộ các bộ phận để làm thuốc. Tuy nhiên, lá cây vẫn thường được sử dụng nhiều nhất do dễ dùng và có nhiều tác dụng hơn cả.

Có thể cắt cả cây, rửa sạch, sau đó dùng tươi hay phơi khô đều được
Có thể cắt cả cây, rửa sạch, sau đó dùng tươi hay phơi khô đều được

Thành phần hóa học

Đây là một trong những loại dược liệu đem đến nhiều công dụng nên các thành phần hóa học có trong cây cũng tương đối đa dạng. Cụ thể gồm có những thành phần dưới đây:

đông trùng hạ thảo vietfarm
Đông trùng hạ thảo Vietfarm được VTV2 giới thiệu, có hàm lượng Cordycepin và Adenosine CAO NHẤT thị trường. CLICK XEM NGAY NHẬN ƯU ĐÃI VÀNG.
  • Tinh dầu.
  • Kalium với tỷ lệ 2,48%.
  • Đạm với tỷ lệ 2,62%.
  • Phosphor với tỷ lệ 0,5%.
  • Tanin.
  • Alcaloid.

Các thành phần tự nhiên này được các chuyên gia đánh giá là khá lành tính. Chính vì vậy, nếu bạn dùng đúng cách nó có khả năng mang đến nhiều lợi ích, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu tác dụng cây cỏ lào

Cây cỏ lào chữa bệnh gì, có mang đến công dụng tốt không,… đang là những vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Theo các chuyên gia, loại cây này mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nếu được dùng đúng. Cụ thể một số tác dụng có thể kể đến như sau:

Theo Đông Y

Theo y học cổ truyền, cỏ lào có tính ấm, vị cay, mang đến công dụng sát trùng, cầm máu và chống viêm rất tốt. Chính vì vậy, nhiều người thường dùng lá của nó để cầm máu vết thương hoặc các vết cắn gây chảy máu, nhưng máu khó cầm.

Bên cạnh đó, Đông y còn thêm thảo dược này vào bài thuốc chữa các bệnh lý cấp tính, điển hình trong đó là bệnh ỉa chảy ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sử dụng nó để chữa trị các bệnh lý như đau nhức xương khớp, viêm răng lợi, viêm đại tràng cũng mang lại nhiều hiệu quả tốt.

Theo y học cổ truyền, cỏ lào có tính ấm, vị cay, mang đến công dụng sát trùng, cầm máu
Theo y học cổ truyền, cỏ lào có tính ấm, vị cay, mang đến công dụng sát trùng, cầm máu

Tại đất nước Trung Quốc, cây cỏ lào còn được sử dụng với mục đích nhằm tiêu sưng, phòng và trị đỉa cắn. Lá của nó được bỏ xuống ruộng ngâm trong vòng 1 – 2 ngày để loại bỏ các ấu trùng và ký sinh trùng.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu cho thấy, cây cỏ lào mang tới nhiều tác dụng tốt như sau:

  • Giúp chống co thắt cơ trơn gây ra bởi acetylcholin và histamin.
  • Loại dược liệu này còn được xác minh về tác dụng cầm máu và làm liền sẹo.
  • Có khả năng làm giảm tiết dịch, mùi hôi nhanh chóng tại các vết thương. Tuy nhiên trong khoảng 3 – 5 phút đầu khi sử dụng, cây thuốc này gây cảm giác nóng rát nhẹ tại vị trí dùng dược liệu.
  • Hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị vết thương do đẩy nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và làm liền sẹo. Hơn nữa giúp sẹo hình thành mềm, mịn, tránh tình trạng sẹo co kéo và sẹo lồi. Đồng thời màu sắc sẹo là hồng hoặc nâu nhạt, ngăn hình thành sẹo bạc màu.
  • Ức chế sự phát triển, sinh trưởng in vivo và in vitro của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như coli, tụ cầu khuẩn vàng, proteus, hay trực khuẩn mủ xanh.
  • Ngoài ra, các nghiên cứu về nồng độ hydroxyproline và hình ảnh siêu cấu trúc tại các vết thương điều trị với cỏ lào cũng cho thấy, vị thuốc này giúp cho quá trình tổng hợp collagen diễn ra tốt, tốc độ tổng hợp nhanh và đặc biệt tăng cao nhất trong vòng 7 ngày đầu.

Hướng dẫn thực hiện một số bài thuốc từ cỏ lào

Cây cỏ lào mang lại các tác dụng tốt phía trên, do đó nhiều người đã ứng dụng thảo dược này vào điều trị những bệnh lý khác nhau. Hơn nữa với mỗi loại bệnh sẽ có cách dùng riêng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bạn có thể tham khảo như sau:

Bạn có thể sử dụng cây cỏ lào để phòng ngừa tình trạng bị vắt, đỉa cắn
Bạn có thể sử dụng cây cỏ lào để phòng ngừa tình trạng bị vắt, đỉa cắn
  • Bài thuốc chữa vết cắn do đỉa và vắt cắn: Người bệnh lấy một nắm lá cỏ lào rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem vò nát, rồi dùng tay ấn trực tiếp thảo dược vào vùng da đang bị chảy máu do đỉa hoặc vắt cắn. Để nguyên lá thuốc như vậy vài phút, bạn sẽ thấy máu ngừng chảy.
  • Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp: Để cải thiện các cơn đau nhức xương khớp vùng gối, thắt lưng, đốt sống cổ,… do bệnh viêm khớp, thoái hóa cột sống, bạn cần chuẩn bị khoảng 8g cây cỏ lào tươi, cùng 12g dây đau xương. Sau đó đem cả 2 nguyên liệu này đi sao vàng và sắc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ  thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc phòng ngừa bị đỉa và vắt cắn: Bạn có thể sử dụng cây cỏ lào để phòng ngừa tình trạng bị vắt, đỉa cũng như nhiều loại côn trùng khác cắn. Theo đó, trước khi lên rừng hoặc xuống ruộng, lấy một nắm cỏ lào đem giã nhuyễn. Tiếp theo, vắt lấy nước cốt rồi dùng bông bôi lên khắp chân, tay, đùi hay những bộ phận có thể tiếp xúc với các tác nhân phía trên. Điều này sẽ giúp chúng tránh xa và không dám tiến lại gần cơ thể bạn.
  • Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày: Nhờ có tính kháng viêm, kháng khuẩn, ông cha ta cũng ứng dụng dược liệu này vào điều trị tình trạng viêm loét dạ dày. Cụ thể bạn cần chuẩn bị 30g lá khôi, 20g cỏ lào, 20g dạ cảm, 5g tam thất nam. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho vào nồi đất sắc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy tình trạng bệnh viêm loét dạ dày được cải thiện đáng kể.
  • Bài thuốc chữa bệnh lỵ trực trùng và tiêu chảy: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 12g cỏ lào để điều trị các bệnh lý này. Sau đó, đem sắc lấy nước, khi uống để dễ sử dụng hơn bạn có thể pha thêm một chút đường. Mỗi ngày bạn uống khoảng 3 lần, nếu cơ thể đáp ứng tốt chỉ sau 1 – 2 ngày các triệu chứng này sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Bài thuốc chữa viêm đại tràng: Để điều trị bệnh lý viêm đại tràng bằng cây cỏ lào bạn cần chuẩn bị khoảng 20g dược liệu, kết hợp với 10g khổ sâm và 25g bạch truật. Đem tất cả đi rửa sạch, sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Sau đó dùng uống hàng ngày, sử dụng liên tục đến khi các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng được cải thiện.
  • Bài thuốc trị viêm nhiễm đường ruột và tiêu chảy: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 150g cỏ lào tươi hoặc có thể thay bằng 50g cây cỏ lào khô. Đem dược liệu đi rửa sạch rồi hãm sôi, giống như hãm trà để sử dụng hàng ngày. Uống đều đặn trong vòng 2 – 3 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.
  • Bài thuốc chữa bong gân: Tình trạng bong gân có thể được đẩy lùi nhanh chóng với bài thuốc lá cỏ lào. Theo đó, người bệnh hái một nắm lá dược liệu đem giã nát và đắp trực tiếp vào khu vực bị bong gân. Các thành phần dược tính của cây thuốc sẽ giúp tiêu sưng và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng.
  • Bài thuốc giúp tan máu bầm và cải thiện các vết thương tại phần mềm: Cây cỏ lào có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, do đó có thể dùng để làm tan máu bầm hoặc cải thiện những vết thương tại phần mềm. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản như sau, bạn dùng một nắm lá dược liệu giã nát, rồi đắp trực tiếp lên các vết thương và vết bầm tím. Mỗi ngày áp dụng 1 lần, chỉ sau 3 – 4 ngày tình trạng máu bầm sẽ tan và các vết thương cũng giảm sưng đáng kể. Nhờ đó, tránh được tình trạng viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn: Người bệnh chuẩn bị khoảng 150g cỏ lào tươi đem rửa sạch, sau đó cắt nhỏ rồi hãm cùng với 500ml nước ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Sau đó, đem lọc lấy phần nước để uống và loại bỏ bã. Khi sử dụng để dễ dùng, bạn có thể  30 – 50g đường. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý, nếu thêm đường thì bạn nên đun sôi lên để đường tan hẳn. Hơn nữa, liều lượng mỗi lần dùng chỉ nên khoảng 50ml và mỗi ngày uống 3 lần.
Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn từ nước cỏ lào tươi
Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn từ nước cỏ lào tươi
  • Bài thuốc chữa loét giác mạc: Để cải thiện tình trạng này, người bệnh hái khoảng 50g cỏ lào tươi, đem rửa nhiều lần với nước cho thật sạch, sau đó giã nát. Bỏ nguyên liệu đã giã nát vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Trước khi dùng, bạn chuẩn bị thêm nước muối 2% đun sôi, để nguội, dùng vệ sinh vào bước cuối cùng. Tiếp theo dùng cỏ lào đã được hấp cách thủy đặt lên vùng mắt, rồi băng lại, bệnh nhân chú ý nằm ngửa, nghỉ ngơi, thư giãn. Sau khoảng 12 tiếng thay thuốc 1 lần. Với tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, chỉ khoảng 24 giờ áp dụng bài thuốc này, bệnh sẽ khỏi.
  • Bài thuốc chữa trị táo bón: Bệnh táo bón sẽ được đẩy lùi nhanh chóng khi bạn sử dụng 3 – 5 ngọn cỏ lào, đem rửa thật sạch rồi nhai trực tiếp. Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn có thể thêm một chút muối hạt vào nhai cùng. Sau đó nhằm trị được dứt điểm bệnh lý này bạn nên nuốt cả bã dược liệu. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bạn có nhai thêm 1 – 2 lần.

Xem thêm

Cần lưu ý gì khi sử dụng cây cỏ lào?

Mặc dù, cỏ lào mang lại nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên để đạt được hiệu quả chữa bệnh tối đa và ngăn ngừa xảy ra các tác dụng phụ, trong quá trình sử dụng các bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Với dạng dược liệu khô, bạn nên bảo quản trong hộp kín và đặt tại những vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao làm ẩm mốc, hư hỏng.
  • Cây cỏ lào có chứa độc nhẹ, do đó người bệnh chú ý sử dụng đúng liều lượng như hướng dẫn phía trên. Tuyệt đối không tự ý dùng quá nhiều dẫn đến ngộ độc.
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thảo dược là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,… Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần ngưng dùng ngay và liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ xử lý phù hợp.
  • Cỏ lào được sử dụng khá phổ biến trong cầm máu và điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm loét dạ dày. Tuy nhiên trong bảng thành phần chứa một lượng dược tính nhất định, chính vì vậy bạn cần hết sức cẩn trọng. Trước khi áp dụng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể nhằm tránh các biến chứng.
  • Hiệu quả của các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ lào thường chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, chưa có những triệu chứng và biến chứng xấu. Ngoài ra, với cơ địa của từng người và mức độ bệnh khác nhau, kết quả đạt được sau khi áp dụng các cách chữa này cũng không giống nhau.
  • Bên cạnh việc dùng cỏ lào để điều trị bệnh, các bạn cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng, cũng như hệ miễn dịch chống lại mọi bệnh tật.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết phía trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về cây cỏ lào. Loại thảo dược này có khả năng mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh chú ý dùng đúng cách để tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

Câu hỏi thường gặp

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia