Chi Tiết Cách Chẩn Đoán Và Cấp Cứu Xuất Huyết Dạ Dày

Ngày đăng: 29/11/2022 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (10 bình chọn)

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy ra từ ống tiêu hóa, thực quản, dạ dày và tá tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó việc cấp cứu xuất huyết tiêu hóa là một trong những việc làm cần được thực hiện nhanh chóng để tránh làm lượng máu mất đi quá nhiều dẫn đến tử vong.

Phương pháp chẩn đoán bệnh xuất huyết tiêu hóa, dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa là một căn bệnh khá nguy hiểm thường xảy ra ở vùng thực quản, dạ dày và tá tràng. Những người bị xuất huyết tiêu hóa thường gặp phải hiện tượng chảy máu bên trong lòng mạch đường tiêu hóa và ống tiêu hóa, người bệnh bị nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu kèm phân đen.

Nếu không cấp cứu xuất huyết tiêu hóa kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế việc điều trị cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề, giàu kinh nghiệm. Đồng thời cũng cần kết hợp với các biện pháp hồi sức, cầm máu để giúp người bệnh nhanh phục hồi.

Xuất huyết tiêu hóa là một căn bệnh nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời
Xuất huyết tiêu hóa là một căn bệnh nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời

Để chẩn đoán bệnh xuất huyết tiêu hóa cần phải kết hợp nhiều rát nghiệm khác nhau, cụ thể như:

  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của người bệnh: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh và cả những người thân trong gia đình. Từ đó đưa ra được những chẩn đoán ban đầu về bệnh. Theo đó người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, ho ra máu….
  • Kiểm tra phân: Người bị xuất huyết dạ dày thường có phân màu đen hoặc đỏ nên khi kiểm tra phân bác sĩ sẽ biết được người bệnh có đang gặp các vấn đề về tiêu hóa hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này mang tính chính xác cao, giúp bác sĩ xác định được mức độ xuất huyết bên trong dạ dày là nặng hay nhẹ. Đồng thời giúp bác sĩ biết được người bệnh có bị thiếu máu hay không.
  • Rửa dạ dày: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh khá hiệu quả giúp bác sĩ biết được chính xác vị trí bị xuất huyết, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
  • Nội soi dạ dày: Phương pháp chẩn đoán bệnh này giúp bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bác sĩ không phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh thông qua nội soi.
  • Chụp X quang có baryt: Chụp X quang có tác dụng giúp bác sĩ thấy được toàn bộ những gì đang xảy ra bên trong hệ tiêu hóa, bao gồm cả những chất lỏng có chứa baryt. 
  • Dùng máy quét có đồng vị phóng xạ: Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một ít chất phóng xạ vào mạch máu của người bệnh. Nếu chất phóng xạ thoát ra khỏi lòng mạch thì có nghĩa là người bệnh bị xuất huyết và ngược lại. Đây là một phương pháp rất ít khi được sử dụng.
  • Chụp mạch máu: Bác sĩ sẽ sử dụng chất cản quang và tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ quan sát mạch máu thông qua phương pháp chụp CT hoặc chụp X-quang. Nếu chất cản quang này chảy ra ngoài cho thấy người bệnh đã bị xuất huyết.
  • Mở bụng thăm dò: Phương pháp này cũng được dùng để xác định rõ nguồn gốc của xuất huyết tiêu hóa nhưng không được áp dụng phổ biến bởi nó mang tính xâm lấn cao. Vì vậy, bác sĩ chỉ được sử dụng nó khi tất cả các biện pháp trên đều không có hiệu quả.

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Hành Tá Tràng Là Gì? Nguyên Nhân Và Hướng Chữa Trị

Chi tiết cách cấp cứu và điều trị xuất huyết dạ dày

Khi phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phương pháp cấp cứu xuất huyết tiêu hóa

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ được cấp cứu và hồi sức theo trình tự như sau:

Người bệnh sẽ được bác sĩ cấp cứu xuất huyết tiêu hóa bằng phương pháp phù hợp
Người bệnh sẽ được bác sĩ cấp cứu xuất huyết tiêu hóa bằng phương pháp phù hợp
  • Cho người bệnh nằm ở tư thế thấp, thở oxy mũi từ 2-6 l/phút. Trường hợp có nguy cơ bị trào ngược dạ dày vào phổi, bị suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức thì cần đặt nội khí quản. 
  • Rửa sạch máu trong dạ dày rồi lấy máu để đem đi xét nghiệm, điện tim và phục hồi thể tích, chống sốc.
  • Truyền NaCl 0,9 % hoặc Ringer lactat, truyền dung dịch keo khi đã truyền dung dịch muối đẳng trương tới tổng liều 50ml/kg mà người bệnh còn sốc.
  • Đối với người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản thì không nên tăng huyết áp quá cao. Đối với những người có bệnh nền về tim mạch, cần theo dõi mạch, huyết áp và phổi của người bệnh.
  • Trường hợp người bệnh bị rối loạn đông máu cần truyền máu bằng huyết tương tươi đông lạnh hoặc khối tiểu cầu.

Bài đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Nằm Viện Bao Lâu? Làm Gì Để Nhanh Xuất Viện?

Điều trị cấp cứu xuất huyết dạ dày tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy sau khi cấp cứu bạn cũng cần chú ý các biện pháp điều trị. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ đều có một phương pháp điều trị khác nhau.

Xuất huyết tiêu hóa do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Những người bị xuất huyết tiêu hóa do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị bằng phương pháp nội soi can thiệp. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng thêm thuốc ức chế bài tiết dịch vị thông qua đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp người bệnh bị chảy máu quá nhiều, bệnh nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.

Xuất huyết tiêu hóa do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Xuất huyết tiêu hóa do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xuất huyết tiêu hóa do vỡ hoặc giãn tĩnh mạch

Người bệnh bị xuất huyết do vỡ hoặc giãn tĩnh mạch sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi. Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm tĩnh mạch để làm tăng hiệu quả điều trị.

Xuất huyết tiêu hóa do bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp

Trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp sẽ được chỉ định dùng thuốc Omeprazole. Ngoài ra, nếu vẫn còn xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài sẽ được kết hợp dùng thêm thuốc truyền tĩnh mạch Somatostatin.

Trường hợp bệnh nặng

Trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng chưa xác định được nguyên nhân thì sẽ được truyền dịch và truyền máu chống sốc. Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm thuốc ức chế bài tiết dịch vị và thuốc giảm áp lực tĩnh mạch. Sau khi người bệnh được phục hồi bác sĩ mới tiến hành nội soi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ mới đưa ra được phương án điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: 15+ Thuốc Dạ Dày (Viêm Đau, Loét, Trào Ngược) Tốt Nhất

Cách chăm sóc người bệnh bị xuất huyết dạ dày

Ngoài việc tìm hiểu các phương pháp cấp cứu xuất huyết dạ dày, bạn cần chú ý chăm sóc cho người bệnh một cách khoa học để bệnh nhân nhanh phục hồi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn nhất định cần ghi nhớ:

Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại không gian yên tĩnh
Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại không gian yên tĩnh
  • Để người bệnh nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh, nằm trong tư thế nằm ngửa, lưng thẳng, không sử dụng gối.
  • Nếu người bệnh kêu đau sau khi phẫu thuật, bạn có thể dùng khăn ấm chườm lên bụng để giúp họ giảm đau.
  • Khi vết thương bắt đầu lành lại, người bệnh cần đi đứng nhẹ nhàng, hạn chế di chuyển và tuyệt đối không được vận động mạnh nếu không vết thương có thể bị rách ra.
  • Người bệnh nên giữ cho tinh thần được thoải, lạc quan, đi ngủ sớm, tránh thức khuya, suy nghĩ tiêu cực.
  • Người bệnh nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, chè, sữa,… Nên chia thành 5-6 bữa/ngày, ăn với liều lượng ít không nên cho người bệnh ăn quá no.
  • Ngoài ra để ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh không nên ăn những đồ ăn cay nóng, chất kích thích, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Cho người bệnh ăn nhiều rau củ quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, uống nhiều hơn 2 lít nước/ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chẩn đoán và cấp cứu xuất huyết tiêu hóa. Có thể thấy, việc cấp cứu xuất huyết dạ dày là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, nếu không hậu quả sẽ rất khôn lường. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giúp việc điều trị và phục hồi bệnh đạt được kết quả tốt.

5/5 - (10 bình chọn)

Đăng ký tư vấn với chuyên gia