Bật Mí Cách Chế Biến Củ Mài Ngon Và Bổ Dưỡng Ngay Tại Nhà

Ngày cập nhật: 08/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.5/5 - (10 bình chọn)

Các cách chế biến củ mài không ngừng được săn lùng trên các diễn đàn ẩm thực. Lý bởi loại các món ăn từ củ mài không chỉ có hương vị thơm ngon mới lạ mà còn giàu chất xơ, vitamin và hoạt chất tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số cách chế biến củ mài ngon và bổ dưỡng ngay tại nhà.

Một số cách chế biến củ mài siêu ngon, siêu bổ dưỡng

Bạn có thể dễ dàng tìm được các cách chế biến củ mài trên internet, các diễn đàn ẩm thực. Tuy nhiên, không phải cách chế biến nào cũng đảm bảo giữ trọn được hương vị thơm ngon và lượng dưỡng chất giàu có mà loại củ này đang sở hữu. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các chế biến một số món ngon từ củ mài mà bạn có thể thực hiện nay tại nhà.

Củ mài luộc đơn giản nhưng cực thơm ngon

Cách đầu tiên được đánh giá dễ thực hiện, đơn giản, dễ làm, lại có thể giúp bạn thưởng thức hương vị nguyên bản nhất của củ mài. Đặc biệt, các làm này rất nhanh, phù hợp cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Chọn 3 –  5 củ mài tươi ngon.
  • Muối tinh.
  • Mật mía.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ mài, nên ngâm với nước muối trong 5 phút để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn.
  • Sau khi để ráo nước, cho toàn bộ củ mài vào nồi, đổ nước ngập nguyên liệu rồi đậy nắp, đun sôi.
  • Luộc cho đến khi vỏ củ mài nứt ra, bạn có thể lấy đũa xiên qua củ để kiểm tra độ chín.
  • Cuối cùng, vớt củ mài ra, bóc vỏ và thưởng thức cùng mật mía.
Củ mài luộc đơn giản nhưng cực thơm ngon
Củ mài luộc đơn giản nhưng cực thơm ngon

Cách nấu củ mài với xương

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Củ mài: Để có thể nấu được món củ mài hầm xương ngon nhất thì củ mài được chuẩn bị phải là củ mài tươi vừa mới được đào lên bởi củ mài tươi sẽ còn giữ nguyên được lượng tinh bột, vị ngọt, bùi, bở của củ mài.
  • Xương sườn: Bạn nên chọn loại sườn non là ngon nhất
  • Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Củ mài gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc to và dày như quân cờ tầm 2 – 3 cm. Còn đối với xương cần phải bóp muối, rửa sạch sau đó chặt khúc vừa ăn.

Bước 2: Tẩm ướp gia vị

Để nấu canh xương củ mài ngon nhất thì xương cần phải được tẩm ướp gia vị trước cho ngấm và đậm vị hơn, sẽ để xương được ngấm gia vị trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Chế biến

Sau khi xương đã ngấm gia vị, phi thơm dầu và cho xương vào xào cùng để xương được nhanh mềm, khi miếng xương đã săn lại cho củ mài vào đảo cùng một lúc. Sau đó,  đổ lượng nước vừa phải và hầm củ mài với xương cho đến khi mềm.

Cuối cùng khi xương và củ mài đã chín và nêm nếm vừa gia vị, bạn hãy cho thêm một chút hành lá, rau mùi để món canh được dậy mùi và ngon hơn.

Cách chế biến củ mài đơn giản và ngon miệng khi được nấu cùng sườn non
Cách chế biến củ mài đơn giản và ngon miệng khi được nấu cùng sườn non

Cách nấu chè củ mài thơm ngon, đậm vị

Chè là một trong những món ăn thanh mát, mang đậm truyền thống của người Việt Nam, cách chế biến củ mài để nấu chè cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Củ mài : khoảng 1 kg
  • Bột bắp: 50 gram
  • Đường kính: 200 gram
  • Hoa bưởi: Nếu không có hoa bưởi bạn có thể thay bằng vani để tạo hương thơm cho chè
  • Mè trắng

Các bước thực hiện khi nấu chè củ mài

Bước 1: Lựa chọn củ mài để nấu chè

Đây là bước vô cùng quan trọng, bước này sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng của chè củ mài. Để chè củ mài được  ngon nhất bạn không nên chọn những củ quá to, ngấm nước, có vết mốc hay có mùi lạ mà bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, không có hiện tượng nấm mốc, hỏng và không có vết nứt ở củ.

Bước 2: Sơ chế củ mài

Sau khi lựa chọn củ mài xong thì bạn cần phải sơ chế củ mài bằng cách làm sạch đi hết phần bụi đất bám ở bên ngoài củ mài, sau đó cho củ mài vào nồi luộc chín. Khi củ mài đã chín, vớt ra để ráo nước, sau đó gỡ hết phần vỏ, loại bỏ phần củ mài bị sượng và cắt củ mài thành từng những lát mỏng.

Cần phải thực hiện sơ chế củ mài trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào
Cần phải thực hiện sơ chế củ mài trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào

Bước 3: Thực hiện nấu nước hoa bưởi tạo vị thơm thanh mát cho chè

Đem phần hoa bưởi đã chuẩn bị bỏ vào nồi cùng với hai chén nước lọc, sau đó bạn để một cái chén vào giữa nồi và đậy ngược nắp nồi lại rồi đun sôi phần nước hoa bưởi. Khi nước đã sôi, lấy phần nước đã để lên trên nắp nồi và đậy lại để khi nước hoa bưởi bốc hơi gặp đá lạnh sẽ ngưng tụ lại và chảy theo phần trũng của nắp. Tiếp tục nấu cho đến khi gần cạn hết nước ở trong nồi thì tắt bếp.

Nếu như không thể chuẩn bị được nước hoa bưởi thì bạn có thể thay thế bằng vani, cho vani vào chè củ mài cũng sẽ tạo nên được hương vị rất thơm ngon, kích thích vị giác.

Bước 4: Nấu chè củ mài

Đun một lượng nước lọc vừa phải, khi nước đã sôi bạn cho đường vào khuấy cho tan đường, khi đường đã tan hết cho phần củ mài đã chuẩn bị vào nồi nước đường, nấu chừng khoảng 10 phút để cho củ mài được ngấm vị ngọt. Tùy vào từng khẩu vị mà bạn có thể thay đổi lượng đường cho phù hợp.

Sau đó bạn hòa tan phần bột bắp đã chuẩn bị với nước, sau khoảng 10 phút cho thêm bột đao vào để tạo độ sánh cho chè. Sau đó, bạn cho nước hoa bưởi đã chuẩn bị hoặc vani vào và tắt bếp, phần mè trắng rang vàng bạn hãy rưới lên trên trước khi thưởng thức nhé.

Chè củ mài chắc chắn là món ăn bạn không nên bỏ qua trong mùa hè này.
Chè củ mài chắc chắn là món ăn bạn không nên bỏ qua trong mùa hè này.

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng củ mài khi chế biến món ăn

Khi sử dụng củ mài cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau đây:

  • Cần phải làm sạch củ mài trước khi nấu bất kỳ một món ăn nào
  • Trong chế biến món ăn thì nên chọn củ mài là loại củ mài tươi để mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất
  • Không nên sử dụng củ mài để làm món ăn đối với người bị thấp nhiệt thực tà
  • Trong quá trình sử dụng củ mài nếu có hiện tượng dị ứng, kích ứng cần ngưng dùng và tới cơ sở y tế để thăm khám.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

Một số bài thuốc dược liệu có thể áp dụng từ củ mài

Không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng, củ mài còn được sử dụng để làm dược liệu với một số bài thuốc dưới đây:

Chữa tiêu chảy lâu ngày do tỳ vị hư nhược

Dưới đây là một số bài thuốc giúp chữa tiêu chảy lâu ngày do tỳ vị hư nhược mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Các nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm có:

  • Củ mài: 60 gram
  • Nhục thung dung : 120 gam
  • Ngũ vị tử: 180 gam
  • Đỗ trọng sao vàng: 90 gam
  • Thần phục: 30 gam
  • Ba kích: 30 gam
  • Ngưu tất, thục địa, trạch tả, xích thạch chỉ mỗi loại 30 gram

Tất cả nguyên liệu này sẽ được đem đi tán bột rồi trộn với hồ và vo thành các viên nhỏ cho dễ uống, bạn nên vò thành những viên có kích thước khoảng bằng hạt đỗ đen. Mỗi lần có thể sử dụng từ 20-25 viên.

Bài thuốc 2: Bài thuốc nay cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần lấy củ mài mang đi sao vàng lên rồi tán thành bột. Sau khi đã có bột củ mài bạn cho phần bột này vào một chút nước cơm và muối hạt trộn đều lên thành hỗn hợp giống như hồ ăn của trẻ em. Với bài thuốc này bạn chỉ nên sử dụng từ 8-10 gam củ mài, không nên sử dụng quá nhiều hay hơn phần này.

Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em bằng củ mài

Để chữa suy dinh dưỡng cho trẻ bằng củ mài bạn cần sử dụng:

  • 100 gram củ mài
  • Phòng đẳng sâm 50 gram
  • Bạch truật 50 gram
  • Mạch nha 100 gram
  • Hạt cau 25 gram
  • Vỏ quýt 25 gram

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, đem những phần dược liệu này đi sao vàng lên và tán thành bột mịn. Bột này sẽ được bảo quản trong lọ thủy tinh để tránh bị ướt, vi khuẩn xâm nhập. Mỗi ngày bạn lấy từ khoảng 16- 20 gram bột trộn với nước cho trẻ uống để tránh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.

Bài thuốc từ củ mài có thể hỗ trợ giúp trẻ điều trị suy dinh dưỡng
Bài thuốc từ củ mài có thể hỗ trợ giúp trẻ điều trị suy dinh dưỡng

Bài thuốc chữa phi nhi hoàn

Đây là bài thuốc kiện tỳ tiêu thực được dùng cho trẻ em, nguyên liệu cần có cho bài thuốc này gồm có:

  • Củ mài đã được sao vàng:60 gram
  • Bạch biển đậu sao vàng : 45 gram
  • Sơn tra :45 gram
  • Mạch nha: 45 gram
  • Thần khúc: 45 gram
  • Bạch truật, trần bì, sử quân tử mỗi loại 30 gram
  • Hoàng liên, cam thảo mỗi loại 20 gram
  • Mật ong

Tất cả các dược liệu này được tạo thành thuốc bằng cách so vàng và tán mịn thành bột sau đó được trộn với mật ong để có thể vo thành viên. Bạn nên cho từ từ mật ong vào một và trộn đều để tránh việc cho quá nhiều mật ong vào rất khó tạo độ kết dính và vo viên.

Viên thuốc nên được vo thành những viên có kích thước như hạt đậu xanh để dễ sử dụng. Bài thuốc này mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần và mỗi lần uống khoảng 3 gam thuốc sẽ giúp trẻ nhanh chóng chữa được kỳ tiêu thực.

Bài thuốc chữa tiểu đường bằng củ mài

Với các nguyên liệu bao gồm:

  • 180 gram củ mài
  • Liên tử 90 gram
  • Phục linh khoảng 40 gram
  • Ngũ vị tử 350 gram
  • Thỏ ty tử 300 gram
  • Rượu trắng

Cũng tương tự như các bài thuốc trên, tất cả dược liệu sẽ được nghiền thành bột trước khi vo viên. Sau khi đã có bột, bạn đem trộn phần bột này với rượu và hồ để tạo thành viên thuốc nhỏ như hạt đậu. Uống hằng ngày với nước nấu cơm sẽ giúp hỗ trợ, cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.

Tất cả những bài thuốc trên đều mang tính chất tham khảo, để có thể lựa chọn đúng bài thuốc, hàm lượng sử dụng bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng củ mài để làm thuốc. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về củ mài và cách chế biến củ mài.

Đăng ký tư vấn với chuyên gia