Bệnh Trĩ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Tốt Nhất

Ngày đăng: 07/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (10 bình chọn)

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc ở mức đáng báo động. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết là gì, cách điều trị, phòng ngừa ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời thích đáng cho những vấn đề trên. 

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học cổ truyền Dân tộc – Nguyên Trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết, bệnh trĩ là tình trạng co giãn quá mức giữa các đám tĩnh mạch trĩ tại vùng mô xung quanh hậu môn. 

Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta
Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta

Ở trạng thái thông thường, các mô xung quanh hậu môn sẽ giúp kiểm soát việc đẩy chất thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu các mô bị phồng lên do sưng hay viêm nhiễm thì được gọi là trĩ. Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu sẽ là ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc những người trung tuổi. 

Được biết, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay là khoảng 40 – 50%. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, các tỉnh ở khu vực phía Bắc có tới hơn 65% dân số mắc trĩ. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý khó nói này và bạn cần nắm được nguyên nhân chính xác để có thể tiến hành điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà bạn cần biết:

  • Bị tiêu chảy, táo bón trong thời gian dài (mãn tính).
  • Đại tiện quá lâu, rặn nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng.
  • Căng thẳng, áp lực tâm lý, dễ stress,…
  • Béo phì.
  • Mang thai.
  • Tuổi cao. 
  • Giao hợp qua đường hậu môn. 
Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc trĩ khá cao
Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc trĩ khá cao

Dấu hiệu bệnh trĩ – Triệu chứng bệnh trĩ

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ không mấy rõ ràng khi bệnh mới chớm hình thành. Thông thường các dấu hiệu nhận biết dưới đây sẽ là lúc bệnh trĩ đã trở nặng. Cụ thể: 

  • Táo bón.
  • Đại tiện ra máu, chúng có thể là giọt hoặc tia máu. Máu có thể trộn lẫn cùng phân hoặc thấm ra giấy vệ sinh khi đi ngoài.
  • Hậu môn khó chịu, có cảm giác căng tức, đau rát, có thể bị sưng tấy sau khi đại tiện.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. 

Phân loại trĩ

Dựa theo vị trí của búi trĩ, người ta sẽ chia thành 2 loại là trĩ ngoại và trĩ nội. Cụ thể như sau:

Trĩ nội

Trĩ nội thường nằm ở phía trong hậu môn, chúng thường không gây đau, chảy máu hay thòi trĩ ra ngoài khi đi đại tiện. Tuy nhiên, trĩ nội có thể gây đau đớn dữ dội nếu búi trĩ bị sa ra ngoài hoàn toàn. Có nghĩa là búi trĩ sa từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong.

Khi phân độ trĩ, người ta thường chia trĩ nội thành 4 cấp độ như sau:

  • Trĩ nội độ 1: Là búi trĩ không sa ra ngoài. 
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài và có thể tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện. 
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhưng phải dùng tay để đẩy lại chúng vào trong. 
  • Trĩ nội độ 4: Là tình trạng trĩ sa ra ngoài nhưng không thể đẩy lại vào trong. 

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại sẽ nằm bên ngoài hậu môn, chúng phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi một lớp da dày cực kỳ nhạy cảm. Ở trường hợp này, người bệnh cũng sẽ không cảm thấy đau nhưng búi trĩ hình thành các cục máu đông thì chúng sẽ khiến họ vô cùng khó chịu do tạo thành các khối cứng chắc. Trĩ ngoại thường gây ra tình trạng chảy máu nếu bị vỡ ra. 

Bệnh sẽ được chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh sẽ được chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại

Tìm hiểu bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo các nghiên cứu y học, bệnh trĩ không lây từ người này qua người khác và không có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, đây là bệnh lý phức tạp vì người bệnh thường có xu hướng che giấu và ngại đi khám khi bị bệnh nên dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nghẹt búi trĩ.
  • Thiếu máu mãn tính.
  • Tắc mạch búi trĩ.
  • Ung thư trực tràng.
  • Nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
  • Viêm khe, viêm da, viêm nhú,…
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, làm ảnh hưởng xấu tới đời sống tình cảm, công việc của người bệnh. 

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Đây là một căn bệnh khó nói, thậm chí còn nằm ở vị trí khá nhạy cảm nên người mắc bệnh thường có xu hướng tự ý mua thuốc hoặc áp dụng theo một số biện pháp dân gian để điều trị. Trên thực tế, bệnh rất khó để tự khỏi nhưng nếu được thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa thì điều này hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, nếu người bị trĩ không được điều trị bằng phương pháp phù hợp, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Do bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, vậy nên người bệnh cần có phương pháp trị liệu hiệu quả, dứt điểm. Bên cạnh đó, bạn cần được tư vấn kỹ càng về chế độ chăm sóc, sinh hoạt nhằm hạn chế sự phát triển của búi trĩ trong tương lai. 

Bệnh rất khó để có thể tự khỏi nên cần dùng thuốc hoặc tiến hành làm phẫu thuật
Bệnh rất khó để có thể tự khỏi nên cần dùng thuốc hoặc tiến hành làm phẫu thuật

Vậy nên, nếu có triệu chứng của bệnh, các bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tầm soát, chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. 

Cách trị bệnh trĩ hiệu quả

Các biểu hiện của bệnh trĩ từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tác động xấu tới vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp để bạn có thể áp dụng điều trị bệnh lý này và dưới đây là những ví dụ điển hình. 

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa bệnh trĩ được đánh giá là hướng đi khá hiệu quả với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Lúc này, người bệnh có thể tham khảo theo những cách điều trị dưới đây ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ. Cụ thể:

Chữa bằng lá thiên lý

Theo Đông y, lá thiên lý là vị thuốc có tính bình, thường được sử dụng để làm mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc. Bên cạnh đó, loại lá này còn có khả năng sát trùng, diệt khuẩn và điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ rất tốt. Để điều trị trĩ bằng lá thiên lý, các bạn làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý non, rửa sạch rồi giã nát với muối trắng.
  • Cho thêm 1 ít nước vào rồi trộn đều, chắt ép lấy nước cốt.
  • Lấy bông gòn thấm nước lá, đắp lên búi trĩ trong khoảng 10 phút.
  • Áp dụng trong 1 tuần, bạn sẽ thấy búi trĩ giảm sưng rõ rệt.
Lá thiên lý có tác dụng thanh nhiệt, giải đọc, tiêu viêm rất tốt
Lá thiên lý có tác dụng thanh nhiệt, giải đọc, tiêu viêm rất tốt

Mẹo chữa với lá bỏng

Đây là một loại cây phổ biến, dễ trồng nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng điều trị của bệnh. Trong thành phần của lá bóng có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, tiêu độc, tiêu viêm,… nên có thể hỗ trợ điều trị trĩ tốt. 

Dân gian đã truyền tai nhau cách chữa bệnh trĩ bằng mẹo dân gian với lá bỏng theo các bước đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 6g rau sam và 6g lá bỏng. 
  • Rửa sạch rồi cho vào nồi sắc uống hàng ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm. 

Trong trường hợp búi trĩ sa ra ngoài thì bạn dùng 1 nắm lá bỏng rửa sạch, nấu với bồ kết để ngâm rửa hậu môn mỗi ngày. 

Sử dụng quả sung

Quả sung cũng là một loại đồ ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng cũng có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là trĩ. Sung có vị chát, tính bình với khả năng tiêu thũng, giải độc. Thành phần của quả sung có chứa magie, canxi, chất xơ cùng hàng loạt vitamin với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. 

Người bệnh có thể dùng lá sung ăn sống hoặc dùng quả để nấu nước xông hậu môn theo các sau:

  • Lấy 10 quả sung, rửa sạch rồi mang nấu nước để tinh chất của quả sung tan ra trong nước.
  • Cho nước nguội bớt, sau đó dùng chúng để rửa vùng hậu môn. 
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, trong 10 ngày sẽ thấy bệnh lý thuyên giảm. 
Quả sung cũng là một loại đồ ăn quen thuộc và có hiệu quả tốt trong việc trị trĩ
Quả sung cũng là một loại đồ ăn quen thuộc và có hiệu quả tốt trong việc trị trĩ

Sử dụng thuốc Tây

Tùy theo mức độ, tình trạng bệnh, trĩ có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Theo đó, các loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này gồm có:

  • Xylocaine jelly 2% (Lidocain): Đây là nhóm thuốc trị bệnh trĩ có công dụng làm giảm đau, giảm ngứa. 
  • Kẽm oxyd 10%: Làm săn se, sát khuẩn vùng bị tổn thương. 
  • Duphalac 10g/15ml (Lactulose), Forlax 10g (Macrogol), Sorbitol 5g (Sorbitol): Làm mềm phân, điều trị táo bón. 
  • Daflon 500mg (Diosmin 450mg, Hesperidin 50mg): Hỗ trợ làm tăng cường sức bền của tĩnh mạch, ít tác dụng phụ. 

Điều trị lòi dom bằng phương pháp hiện đại

Trong trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị trên, bạn có thể phải áp dụng đến các biện pháp can thiệp, chẳng hạn như phẫu thuật. Dưới đây là một số biện pháp điều trị trĩ hiệu quả nhất:

  • Điều trị nội khoa: Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc co mạch, thuốc tăng cường tĩnh mạch,… Những loại thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng chỉ điều trị các triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian sử dụng, người bệnh sẽ có dấu hiệu nhờn thuốc, đồng thời phải gánh chịu thêm nhiều tác dụng không mong muốn khác. 
Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương pháp hiệu quả cuối cùng
Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương pháp hiệu quả cuối cùng
  • Điều trị ngoại khoa: Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật cắt niêm mạc da, quan đông hồng ngoại, thủ thuật chích xơ,… có thể gây nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm nên cần tìm địa chỉ uy tín để thực hiện. Chưa kể, liệu pháp này chỉ có thể cắt bỏ phần ngọn chứ không xử lý được căn nguyên gốc rễ, bệnh rất dễ tái lại. Vì thế, đây chỉ được xem là giải pháp đường cùng khi không còn lựa chọn nào hiệu quả hơn. 

Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Để có thể cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp hơn. Việc ăn uống khoa học sẽ làm tăng trọng lượng phân, làm giảm thời gian phân ở đại tràng. Đồng thời làm tăng khả năng giữ nước ở đại tràng, giúp phân mềm, dễ đi ra khỏi cơ thể. Chưa kể, chúng còn làm giảm nồng độ pH trong ruột kết, hỗ trợ làm giảm thời gian vận chuyển phân đi qua ruột kết. 

Vậy người bị trĩ nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh trĩ nên bổ sung và kiêng khem. 

Thực phẩm nên ăn

Khi được chẩn đoán mắc bệnh trĩ hoặc có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ, bạn có thể thêm một số thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, lúa mạch đen, gạo lứt, lúa mì,… là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Việc thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng khó chịu cho việc đi đại tiện ở người bị trĩ. 
  • Các loại đậu: Được biết nếu người bị trĩ tiêu thụ khoảng 21 – 38 gr đậu mỗi ngày sẽ rất tốt cho việc điều trị. Theo đó, các loại đậu mà bạn nên dùng trong trường hợp này là đậu nành, đậu phộng, đậu lăng, đậu Hà Lan,…
Các loại hạt đậu rất tốt cho người bị trĩ
Các loại hạt đậu rất tốt cho người bị trĩ
  • Rau diếp cá: Nhờ có tính mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin C và rutin mà việc bổ sung rau diếp cá thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng sa búi trĩ. Không chỉ giúp bổ sung Vitamin C ngăn ngừa táo bón, rau diếp cá còn chứa các chất kháng sinh tự nhiên hỗ trợ tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, nâng cao sức đề kháng cũng như ngừa nguy cơ nhiễm trùng trĩ tốt. 
  • Bông cải xanh, các loại rau họ cải: Bông cải xanh, súp lơ trắng, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, bắp cải,… đều là thực phẩm lành mạnh có chứa chất xơ không hòa tan. Cụ thể, trong mỗi 76gr bông cải xanh chưa chế biến sẽ có chứa khoảng 2gr chất xơ không hòa tan. Bên cạnh đó, chúng còn có chứa glucosinolate – một loại hóa chất thực vật được phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột. Vì thế, nếu sử dụng bông cải xanh và các loại rau họ cải thường xuyên sẽ làm tăng khối lượng phân, giúp người bệnh thoải mái hơn khi đi đại tiện. 
  • Rau mồng tơi: Với hàm lượng chất xơ cao, kết hợp cùng độ nhớt tự nhiên của rau mồng tơi mà chúng có thể giúp phân mềm để “đi” thoải mái, dễ dàng hơn. Rau mồng tơi cũng được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trị trĩ tự nhiên tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng thường xuyên. Bên cạnh việc chế biến thành các món ăn, bạn cũng có thể giã nát chúng ra, cho thêm chút muối rồi đắp lên vùng hậu môn 1 – 2 lần mỗi ngày. 
  • Atiso: Đây cũng là thực phẩm giàu chất xơ, có thể hỗ trợ để tăng cường vi khuẩn trong đường tiêu hóa, cải thiện triệu chứng dạ dày, phòng táo bón. Với một bông atiso kích cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 7gr chất xơ. Bạn có thể dùng atiso để cải thiện triệu chứng trĩ, giữ đường ruột luôn khỏe mạnh thông qua việc luộc, hấp, nướng, pha trà hoặc thêm vào các món ăn khác để gia tăng hương vị thơm ngon. 
  • Trái cây: Chuối, lê, mận khô, chanh, cam, bưởi, quả mâm xôi, dâu tây, việt quất,… đều là những loại quả rất tốt cho sức khỏe cũng như có tác dụng nhuận tràng tự nhiên ở người bị trĩ.  
  • Các loại củ: Khoai lang, cà rốt, củ cải đỏ, khoai tây,… rất giàu chất xơ trong vỏ, nên khi sử dụng bạn chỉ cần rửa sạch và chế biến luôn. Được biết đây là những loại củ có khả năng cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa, giúp người bệnh đi đại tiện thường xuyên và dễ dàng hơn. 
Người bệnh nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả
Người bệnh nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả

Thực phẩm hạn chế ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung khi bị trĩ, người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Các sản phẩm từ sữa: Gồm các loại sữa, phô mai có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ gây tăng cân. Điều này có thể gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn hoặc làm tăng nguy cơ phát triển triệu chứng của bệnh trĩ. 
  • Thức ăn cay: Những loại thực phẩm này tuy có khả năng gây kích thích vị giác nhưng lại dễ gây nên tình trạng mất nước, dẫn tới hiện tượng táo bón khiến triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần nên tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại đồ ăn cay. 
  • Bột mì trắng: Do đã được loại bỏ vỏ cám và mầm nên chúng rất ít chất xơ. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ bánh mì trắng như mì ống, bánh mì có thể gây ảnh hưởng tới các triệu chứng của bệnh. 
  • Các loại thịt đã qua chế biến: Thịt nguội, thịt muối, thịt đóng hộp, giăm bông, xúc xích,… thường có chứa ít hoặc không có chứa chất xơ. Thêm vào đó chúng còn có chứa natri, chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe cũng như bệnh lý nhạy cảm này. 
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu cần có thời gian tiêu hóa lâu nên có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. 
  • Thực phẩm chiên rán: Những món chiên rán tuy ngon nhưng chúng không tốt cho sức khỏe cũng như gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, dễ gây đầy bụng, táo bón và trĩ. 
  • Thức ăn mặn: Nhóm thức ăn này dễ kích thích búi trĩ, dẫn tới cảm giác khó chịu và đau đớn. 
  • Đồ uống có cồn, caffeine: Chúng khiến phân trở nên cứng, khô nên khó khăn khi đi đại tiện. 
Hạn chế thức ăn quá mặn
Hạn chế thức ăn quá mặn

Lưu ý trong cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng các bạn cũng không nên chủ quan. Để có thể phòng ngừa – điều trị bệnh hiệu quả và hạn chế cảm giác khó chịu, đau đớn thì bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Cần đi thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường tại vùng hậu môn hay khi đi đại tiện. 
  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, phác đồ điều trị trĩ của bác sĩ kê đơn, chỉ dẫn. Không tự ý dùng thuốc hay áp dụng các bài chữa dân gian mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc để giúp phân mềm, tăng khối lượng phân hiệu quả. 
  • Uống nhiều nước, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 3 – 4 lít nước là tốt nhất. 
  • Nên đi đại tiện cố định vào 1 giờ, không rặn mạnh khi đi đại tiện vì như vậy sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu hơn.
  • Không thức khuya hay làm việc quá sức gây căng thẳng đầu óc. 
  • Nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi, vì để càng lâu phân càng khô, cứng nên khó đi hơn. 
  • Tránh đứng hay ngồi ở một vị trí quá lâu để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch. 
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó dễ dàng xử lý – điều trị bệnh tốt hơn. 

Bệnh trĩ hay lòi dom tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng chúng lại mang đến không ít phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt. Đặc biệt, nếu bệnh không được xử lý kịp thời, trĩ sẽ gây ra không ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nên mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc, điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. 

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia