Bệnh Trĩ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Bị bệnh trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của hầu hết tất cả các chị em. Bệnh lý cần được tiến hành điều điều trị phù hợp, nhanh chóng nếu không rất dễ gây ra các biến chứng tồi tệ. Đặc biệt, nếu mức độ bệnh quá nặng, bắt buộc mẹ bỉm phải tiến hành phẫu thuật. Vậy bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi hay không? Nguyên nhân của bệnh do đâu? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc tất tần tật các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ sau khi sinh con. 

Bệnh trĩ sau sinh là gì? Có tự khỏi không?

Trĩ sau sinh là tình trạng mẹ bầu bị mắc bệnh trĩ sau khi sinh con. Lúc này, tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn bị sưng do áp lực, máu đọng lại trong tĩnh mạch dẫn đến trĩ. Phụ nữ sinh qua ngã âm đạo xác suất mắc bệnh trĩ cao hơn những mẹ bầu khác. 

Nhiều chị em thắc mắc bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi hay không? Thực tế, trĩ là căn bệnh dễ tái lại nhiều lần nên không thể tự khỏi. Tình trạng này không phải vấn đề nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu mang tâm lý ái ngại và chủ quan vì nghĩ bệnh trĩ có thể tự khỏi nên đã “tặc lưỡi” bỏ qua và không đi khám. Đến khi đi kiểm tra, bệnh đã chuyển nặng và diễn biến xấu đến giai đoạn cần phải phẫu thuật. 

Bệnh trĩ sau sinh gây ám ảnh với nhiều mẹ bỉm
Bệnh trĩ sau sinh gây ám ảnh với nhiều mẹ bỉm

Chính vì thế, nếu phát hiện những biểu hiện sớm của trĩ hoặc nghi ngờ mắc bệnh trĩ sau sinh, mẹ bầu phải đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh để điều trị dứt điểm, tránh mắc lại.

Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm hay không? 

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ sau sinh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, sau sinh bị lòi trĩ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bỉm. Cụ thể: 

  • Sau khi sinh, thể trạng người mẹ khá yếu, cần thời gian để hồi sức. Thời điểm này, nếu mẹ bầu bị trĩ sẽ khiến cơ thể khó chịu, đau đớn và mệt mỏi. 
  • Với phụ nữ sinh thường, bị trĩ sẽ khiến đi lại khó khăn, vận động khó hơn nhiều và đại tiện khô rát. 
  • Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, tình trạng bệnh sẽ tệ đi rất nhanh, thậm chí dẫn đến các biến chứng như ung thư hậu môn, trực tràng, sa búi trĩ,….
  • Các búi trĩ liên tục tiết dịch ra ngoài kết hợp với các chất cặn bã được đào thải của cơ thể hình thành viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ làm lở loét, thậm chí hoại tử búi trĩ. 
  • Gián tiếp gây ra các bệnh phụ khoa do hậu môn và âm đạo nằm gần nhau nên vi khuẩn ở hậu môn dễ dàng di chuyển sang âm đạo. 
Bị bệnh trĩ sau sinh không nguy hiểm nếu chữa kịp thời
Bị bệnh trĩ sau sinh không nguy hiểm nếu chữa kịp thời

Nguyên nhân mẹ bầu bị bệnh trĩ sau sinh

Có rất nhiều lý do khiến mẹ bầu sau sinh bị trĩ, trong đó phải kể đến 4 nguyên nhân chính sau: 

Khi sinh rặn nhiều

Rặn nhiều khi đẻ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị trĩ sau khi sinh con. Trong quá trình chuyển dạ và sinh con, tử cung mở to, tăng áp lực lên ổ bụng, nhất là khoang chậu dẫn đến tụ máu sưng phần hậu môn, làm cho các búi trĩ sa ra ngoài. 

Thường xuyên táo bón

Táo bón là tình trạng khá phổ mà các mẹ bầu gặp phải do:  

  • Khi mang thai mệt mỏi,thường nằm hoặc ngồi để nghỉ ngơi khiến phân lưu lại ruột lâu hơn dẫn tới táo bón. 
  • Lượng progesterol tăng cao làm nhu động ruột chậm lại dẫn đến táo bón. 
  • Trong thai kỳ, phụ nữ thường bổ sung nhiều canxi, sắt,… đồng thời ăn ít rau xanh, uống ít nước làm nóng trong, khó đi đại tiện dẫn đến tình trạng táo bón

Nói chung, mẹ bầu thường xuyên bị táo bón sẽ phải rặn nhiều khi đi đại tiện, khiến tĩnh mạch trong trực tràng bị giãn nở dẫn đến bị trĩ. 

Thường xuyên táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trĩ sau sinh
Thường xuyên táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trĩ sau sinh

Đã mắc bệnh trĩ trước đó 

Trong khi mang thai, nồng độ progesterone của thai phụ tăng cao khiến tĩnh mạch giãn ra và ứ máu. Chính vì vậy, các chị em có tiền sử bị trĩ nguy cơ bị mắc lại sau sinh rất cao, thậm chí, còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tình trạng này gây ra phù nề, thuyên tắc và chảy máu búi trĩ. 

Thai nhi quá lớn

Vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng của thai nhi tăng lên tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn. Lúc này, các tĩnh mạch bị chèn ép, lưu thông máu khó khăn làm giãn mạch máu hình thành búi trĩ.

Biểu hiện của bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện và đến gặp bác sĩ sớm. Tùy vào mức độ của bệnh mà dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến để người bị bệnh trĩ dễ dàng nhận diện: 

Đại tiện ra máu

Đi đại tiện xuất hiện máu tươi không lẫn vào phân mà chảy ra cùng với phân thì hãy nghĩ ngay đến trĩ. Nếu không điều trị kịp thời, lượng máu sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn với tần suất dày đặc. Đây là dấu hiệu báo tình trạng bệnh cấp độ 1 nên chị em thường chủ quan, nghĩ rằng sẽ tự khỏi. Đến khi nặng hơn, máu sẽ chảy ồ ạt khi đi đại tiện khiến người bệnh đau đớn vô cùng. 

Đại tiện ra máu cảnh báo bạn có thể bị trĩ
Đại tiện ra máu cảnh báo bạn có thể bị trĩ

Ngứa hậu môn 

Một trong những biểu hiện ban đầu mẹ bầu bị trĩ dễ dàng nhận biết chính là ngứa vùng hậu môn. Dấu hiệu này ngày càng gia tăng và rõ hơn khi bệnh trĩ phát triển lên cấp độ 2, 3, 4. Mặc dù, biểu hiện này không ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ bầu nhưng khiến họ e dè khi ở nơi công cộng. 

Sa búi trĩ

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà kích thước của sa búi trĩ lớn hoặc nhỏ. Ở cấp độ 1 và 2 , bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, tình trạng bệnh nặng hơn sẽ khiến các chị em cảm thấy không thoải mái và bứt rút ở hậu môn, đặc biệt khi đi đại tiện và làm việc nặng. 

Khối sưng đau hậu môn

Khi mắc bệnh trĩ, hậu môn thường xuất hiện một hoặc nhiều khối sưng sau khi đi đại tiện. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát và rất khó khăn khi ngồi hoặc sinh hoạt. 

Ngoài những dấu hiệu nhận biết kể trên, triệu chứng bệnh trĩ sau sinh phụ nữ có thể gặp phải như: 

  • Viêm trực tràng. 
  • Vùng da quanh hậu môn bị viêm. 
  • Gần hậu môn xuất hiện các cục u nhạy cảm. 
  • Cửa hậu môn có dịch nhẩy. 
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do mất máu khi đi đại tiện. 
Bệnh trĩ sau sinh ảnh hưởng đến sinh hoạt mẹ bầu
Bệnh trĩ sau sinh ảnh hưởng đến sinh hoạt mẹ bầu

Một vài cách điều trị bệnh trĩ sau sinh 

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bị trĩ sau sinh, trong đó phải kể đến 3 phương pháp được các chị em tin tưởng lựa chọn sau đây: 

Mẹo dân gian

Điều trị trĩ sau khi sinh bằng mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ tìm và đạt hiệu quả khá ổn. 

  • Chữa trĩ bằng nghệ: Trong nghệ có hoạt chất curcumin được cha ông ví như một kháng sinh tự nhiên lành tính giúp ngăn ngừa tinh trạng viêm nhiễm rất tốt. Dùng khoảng 200g nghệ tươi giã hoặt xay chắt lấy nước cốt rồi đắp lên búi trĩ. Làm liên tục mỗi ngày 2-3 lần trong vòng 1-2 tháng sẽ đạt hiệu quả tốt. 
  • Chữa trĩ bằng chè đu đủ: Gọt vỏ, bỏ hạt 300g đu đủ chín, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi cho vào nồi đun với 500-700ml nước sạch. Hỗn hợp gần sôi cho đường trắng vào khuấy đều. Sau khi sôi đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi ăn. 
  • Chữa trĩ bằng lá vông: Giã nát lá vông rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Ngoài ra, chị em có thể cho thêm các phụ liệu như rượu, giấm,… để tăng hiệu quả. Thành phần Saponin trong lá vông có vai trò tăng lượng máu nuôi dưỡng tới hậu môn và giảm khả năng tăng kích thước búi trĩ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày trong vòng 1-2 tháng sẽ thấy chuyển biến tích cực. 
  • Chữa trĩ bằng hạt gấc: Giã nát hạt gấc rồi cho giấm trắng vào trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên búi trĩ trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao. 
Hạt gấc được sử dụng điều trị trĩ sau sinh cho mẹ bầu
Hạt gấc được sử dụng điều trị trĩ sau sinh cho mẹ bầu

Mặc dù các mẹo dân gian chữa bệnh trĩ sau sinh rất dễ thực hiện nhưng thường tốn rất nhiều thời gian để tình trạng bệnh được cải thiện. Chính vì vậy, sản phụ nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Điều trị nội khoa 

Nếu sản phụ mới bị trĩ ở cấp độ 1, 2 thì nên ưu tiên sử dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc trị trĩ như Daflon 500mg, Agiosmin, Venrutine, BoniVein,…. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ, uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian vừa không ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, vừa cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Các mẹ nên sử dụng cách điều trị bệnh trĩ sa sinh này nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, chăm chỉ vận động để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 

Uống thuốc chữa bệnh trị phải theo chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc chữa bệnh trị phải theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật cắt trĩ

Ngoài 2 cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh kể trên, phẫu thuật cắt trĩ cũng là biện pháp điều trị được nhiều chị em tin tưởng, lựa chọn. Phương pháp này được khuyến cáo dành cho những bệnh nhân ở cấp độ 3, 4, búi trĩ to. 

Nhiều người lo lắng, mẹ bầu sau sinh sức khỏe còn yếu nên phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay đa số các bệnh viện, phòng khám đều sử dụng phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn, ít đau, an toàn và phù hợp với các chị em mới sinh. 

Mẹ bầu làm gì để giảm nguy cơ bị trĩ sau sinh?

Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chị em bị bệnh trĩ sau sinh kể trên có thể rút ra được một vài cách giảm nguy cơ sau đây: 

  • Tránh bị táo bón: Trong thai kỳ, mẹ bầu đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, ray củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,… để cung cấp đủ chất xơ. Đồng thời, tránh để  cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày và không nên nhịn đi tiểu. 
  • Vận động thường xuyên: Mẹ bầu không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong suốt thời gian dài. Nếu làm văn phòng, ngồi máy tính liên tục từ sáng đến chiều, mẹ bầu nên tranh thủ đứng dậy đi lại, vận động cơ thể để giảm áp lực lên khu vực hậu môn. 
  • Không làm việc quá sức: Khi mang thai, phụ nữ nên tránh bưng vác vật nặng để giảm áp lực lên vùng bụng và hông. 
  • Tập thể dục: Việc tập thể dục như đi bộ, bài tập Kegel không chỉ giúp chị em dễ sinh mà còn làm tăng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa. 
  • Không rặn hoặc đi đại tiện quá lâu: Rặn chính là tác nhân gây tái phát bệnh trĩ ở mẹ bầu. Đồng thời, việc ngồi ở bồn cầu quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên trực tràng và hậu môn gây nguy cơ bệnh trĩ rất cao. 
  • Quản lý cân nặng: Thường 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có sự dịch chuyển đáng kể. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá ngưỡng an toàn không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn dẫn đến sưng và viêm. 
Bổ sung chất xơ để giảm nguy cơ trĩ sau sinh
Bổ sung chất xơ để giảm nguy cơ trĩ sau sinh

Trĩ sau sinh không quá nguy hiểm với mẹ bỉm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí để lại biến chứng không mong muốn. Hi vọng những thông tin đã chia sẻ ở trên về bệnh trĩ sau sinh, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về bệnh này để biết cách phòng tránh.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia