Bệnh Trĩ Ở Trẻ em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (10 bình chọn)

Nhiều người thường tỏ ra bất ngờ vì không hề nghĩ rằng trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ. Hiện nay, trĩ là bệnh lý phổ biến, chúng không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do phụ huynh chăm sóc trẻ sai cách hoặc chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý,… Để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ở trẻ em, cùng tham khảo những thông tin mà chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây.

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ

Chúng ta biết gì về bệnh trĩ ở trẻ em? Nguyên nhân gây bệnh

Nhiều người lầm tưởng rằng, bệnh trĩ chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh trĩ. Trong trường hợp các bậc phụ huynh chăm sóc không đúng cách, cũng như chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ không khoa học, hợp lý thì trẻ cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này. 

Nếu tình trạng này kéo dài mà không điều trị sớm, bệnh trĩ ở trẻ em sẽ tiến triển nặng và gây nguy hại đến sức khoẻ của trẻ. Do đó, cha mẹ cần nắm vững các dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh để thiết lập phương pháp điều trị sớm. 

Được biết, bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch căng phồng quá mức do tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép, khiến kích thước tĩnh mạch phát triển lớn và hình thành búi trĩ. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tình trạng này là đau nhức và chảy máu vùng hậu môn.

Đối với trẻ nhỏ, nếu cha mẹ chăm sóc sai cách cũng như duy trì thói quen sinh hoạt xấu sẽ gia tăng lực ép lên tĩnh mạch hậu môn và khiến trẻ bị trĩ. Dựa theo nghiên cứu, bệnh trĩ được phân thành 2 loại chính, bao gồm: Trĩ ngoại và trĩ nội.

  • Trĩ ngoại: Người bệnh có thể nhận biết búi trĩ bằng cách sờ vào vùng mép hậu môn. Bởi vì, lúc này, búi trĩ xuất hiện bên ngoài thành hậu môn và bị sa xuống.
  • Trĩ nội: Trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trong ống hậu môn và người bệnh rất khó nhận biết. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng, búi trĩ bị sa xuống thì mới có thể nhận biết được. Dấu hiệu đặc trưng của trĩ nội là vùng hậu môn bị đau rát và búi trĩ bị chảy máu.
  • Trĩ hỗn hợp: Người bệnh bị cùng một lúc trĩ ngoại và trĩ nội, dẫn đến những hệ quả khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ chung.

Bệnh trĩ được phân thành nhiều cấp độ, gồm có trĩ độ 1, 2, 3 và 4. Mỗi con số tương ứng với mức độ và sự tiến triển của bệnh. Để hạn chế tối đa rủi ro, cha mẹ cần nắm bắt các nguyên nhân khiến bệnh hình thành dưới đây:

  • Hệ tiêu hoá hoạt động kém, bị táo bón trong suốt thời gian dài: Không bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng táo bón trong suốt thời gian dài. Với tình trạng này, lâu dần, trẻ sẽ dễ mắc bệnh trĩ. Đây là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng bệnh trĩ ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần nắm.
Trẻ bị táo bón trong thời gian dài
Trẻ bị táo bón trong thời gian dài
  • Cho trẻ gồi bô trong thời gian dài: Các đám tĩnh mạch bị hậu môn bị chèn ép khi trẻ ngồi bô trong thời gian quá dài, khiến hồi lưu tĩnh mạch bị cản trở và gặp trục trặc, tạo cơ hội thuận lợi để búi trĩ xuất hiện.
  • Thể trạng của trẻ: Đối với trẻ nhỏ, các tổ chức hoạt động và cơ hậu môn còn yếu vì trẻ đang trong quá trình hoàn thiện các bộ phận của cơ thể. Quá trình hoạt động của dây chằng ở trực tràng hậu môn gặp nhiều vấn đề, trong khi trực tràng và cấu trúc xương lại nằm cùng một vị trí. Điều này sẽ khiến trực tràng bị đẩy lên cao, bệnh trĩ của trẻ em hình thành từ đó.
  • Trẻ quấy khóc nhiều: Khi trẻ quấy khóc, máu sẽ tập trung xuống vùng xương chậu khiến vùng bụng chịu một áp lực mạnh từ bên trong. Điều này khiến khu vực trực tràng ứ đọng lượng lớn máu.
  • Di truyền từ bố mẹ: Nếu trong gia đình có người thân là bố hoặc mẹ bị trĩ, thì tỷ lệ di truyền sang con cái là rất cao. Ngay tuần đầu tiên sau sinh nở, bạn có thể nhận biết được tình trạng này ở trẻ. Bên cạnh đó, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài khi đi đại tiện, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều.
Trẻ quấy khóc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trĩ hình thành
Trẻ quấy khóc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trĩ hình thành

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ em mắc bệnh trĩ xuất phát từ những nguyên nhân khác như viêm ruột, lười đi lại hoặc cố rặn khi đại tiện,…

Khi trẻ mắc bệnh trĩ thường xuất hiện những dấu hiệu gì?

Thực tế, với những đứa trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi,… không thể diễn đạt những gì mà chúng gặp phải. Do đó, trong giai đoạn này, cha mẹ cần để mắt đến con cái của mình nhiều hơn và cần nằm lòng các dấu hiệu bệnh trĩ dưới đây:

Trẻ bị đau rát khi đi vệ sinh

Nếu trẻ có dấu hiệu này, thì chắc chắn 100% đã mắc bệnh trĩ. Khi đi đại tiện hoặc mặc áo quần, búi trĩ sẽ bị cọ xát và gây ra cảm giác đau nhức, nghiêm trọng hơn có thể chảy máu ở búi trĩ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường không để ý đến triệu chứng này, chỉ khi tình trạng trĩ chuyển biến nặng thì mới hoảng hốt tìm phương pháp điều trị cho trẻ.

Trẻ bị đau rát khi đi vệ sinh
Trẻ bị đau rát khi đi vệ sinh

Tần suất trẻ bị táo bón cao

Hoạt động của hệ tiêu hoá cũng được xem là thước đo đánh giá thể trạng sức khoẻ của bé. Do đó, nếu trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày mà trẻ không đi đại tiện được hoặc phân vón cục, thì đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hoá đang gặp vấn đề. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây một lực lớn tác động đến vùng hậu môn, lâu dần sẽ khiến bệnh trĩ hình thành.

Đi vệ sinh trong thời gian khá dài

Đi vệ sinh trong thời gian khá lâu cũng là một biểu hiện bất thường về hệ tiêu hoá của trẻ mà cha mẹ cần nắm. Bạn có thể hỏi trẻ nguyên nhân tại sao đi vệ sinh lâu, khó chịu ở chỗ nào để can thiệp các biện pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh tạo thói quen cho con mình chơi điện thoại trong khi đang đại tiện, điều này vô tình khiến hậu môn bị tác động, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng và bệnh trĩ hình thành từ đó.

Đi vệ sinh trong thời gian khá lâu cũng là một biểu hiện bất thường về hệ tiêu hoá của trẻ
Đi vệ sinh trong thời gian khá lâu cũng là một biểu hiện bất thường về hệ tiêu hoá của trẻ

Ở vùng hậu môn xuất hiện các biểu hiện bất thường

Một loạt các biểu hiện bất thường ở vùng hậu môn dưới đây là dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Bị ra máu trong quá trình đi đại tiện, cha mẹ có thể nhận thấy trong giấy vệ sinh hoặc phân của trẻ.
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài, đi kèm với biểu hiện vùng hậu môn xuất hiện dịch nhầy, khiến trẻ bị ngứa ngáy và nóng ở vùng hậu môn.
  • Trẻ bị sưng tấy ở vùng hậu môn. Việc sưng hậu môn có nặng hay không sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh của trẻ. Nhiều trẻ thường khó chịu, quấy khóc và mệt mỏi vì biểu hiện này.

Tình trạng mất máu sẽ xảy ra nếu vùng hậu môn của trẻ bị chảy máu nhiều. Do đó, cha mẹ cần nắm bắt dấu hiệu này để thiết lập phương pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là với những trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn đạt.

Ở vùng hậu môn xuất hiện các dấu hiệu bất thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu
Ở vùng hậu môn xuất hiện các dấu hiệu bất thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Một số cách chữa bệnh trĩ cho trẻ nhỏ cực hiệu quả

Bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh trĩ để có cách khắc phục từ chính nguyên nhân gây bệnh đó. Cụ thể, cha mẹ cần áp dụng một trong các cách sau để chữa bệnh trĩ cho trẻ:

Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Theo đó, để cải thiện tình trạng trên, bạn cần áp dụng một trong các phương pháp chăm sóc trẻ bị trĩ tại nhà như sau:

Để trẻ dễ đại tiện, có thể massage vùng bụng cho bé

Để thực hiện phương pháp, bạn cần đặt bé lên giường và cho bé nằm ngửa. Ở phần cơ bụng của trẻ, dùng gốc bàn tay phải xoa từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái và thực hiện xoa ở bụng dưới. Nên lưu ý, không nên làm quá mạnh vì cơ bụng của trẻ đang còn yếu.

Với phương pháp này, bạn thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 phút. Thực hiện mỗi ngày với tần suất từ 2-3 lần để trẻ dễ đại tiện.

Để trẻ dễ đại tiện, có thể massage vùng bụng cho bé
Để trẻ dễ đại tiện, có thể massage vùng bụng cho bé

Dùng hoa cúc để xông hậu môn cho trẻ

Những gì bạn cần chuẩn bị để thực hiện phương pháp dùng hoa cúc để xông hậu môn cho trẻ là:

  • Chuẩn bị 0,5 lít nước nóng, cho hoa cúc vào ngâm trong 5 phút.
  • Sau khi có hơi nước, bạn cần xông hậu môn cho trẻ trong khoảng thời gian từ 5-6 phút. Lặp lại phương pháp này với tần suất từ 1-2 lần và duy trì thực hiện trong vòng 1 tuần để thấy rõ hiệu quả.

Thực hiện phương pháp xông hậu môn cho trẻ bằng hoa cúc sẽ giúp giảm cơn đau do trĩ cho trẻ. Đồng thời, hỗ trợ quá trình lưu thông máu được diễn ra suôn sẻ.

Rèn luyện cho bé thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ mắc bệnh trĩ là cơ thể thiếu chất xơ. Do đó, việc cho bé tăng cường hấp thu các thực phẩm giàu chất xơ là phương pháp cải thiện quan trọng mà cha mẹ cần thực hiện.

Theo đó, bạn có thể cho bé ăn các loại rau củ mềm, ngũ cốc nguyên hạt,… để cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở trẻ em. Trong trường hợp bé không ăn được, bạn có thể cho bé uống một số loại nước ép mà các bé yêu thích.

Cần cho bé hấp thu các thực phẩm giàu chất xơ
Cần cho bé hấp thu các thực phẩm giàu chất xơ

Cho bé uống đủ 2 lít nước/ngày

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp hoạt động của hệ tiêu hoá được diễn ra một cách suôn sẻ, từ đó giúp trẻ hạn chế tối đa mắc phải bệnh trĩ.Ngoài những phương pháp trên, bạn cần hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều mỡ và dầu. Đồng thời, cần cố định khung giờ đi vệ sinh cho trẻ, cũng như vệ sinh kỹ lưỡng sau khi đại tiện,…

Áp dụng hiệu quả các phương pháp Tây y

Với phương pháp này, không phải bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng thích hợp để sử dụng. Nếu không dùng đúng cách, trẻ sẽ dễ bị kích ứng và có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Do đó, cha mẹ cần lắng nghe ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc thích hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây được bác sĩ khuyên dùng điều trị trĩ ở trẻ nhỏ:

  • Thuốc trị bệnh trĩ dạng bôi: Các thành phần có lợi trong thuốc sẽ tác động lên vị trí bị tổn thương, từ đó giúp phát huy hiệu quả nhanh chóng. Sau một thời gian, trẻ sẽ giảm bớt triệu chứng khó chịu, đau rát, kích thước búi trĩ teo nhỏ lại. Một số loại thuốc bôi trĩ cho trẻ mà bạn có thể tham khảo: Preparation H, Titanoreine,…
  • Viên đặt hậu môn: Với trẻ nhỏ bị trĩ nội, có thể sử dụng viên đặt hậu môn để điều trị. Khi đặt vào hậu môn, thuốc sẽ nhanh chóng tan ra và tác động lên vết thương, giúp tiêu trừ búi trĩ, giảm thiểu tình trạng sưng viêm cho trẻ nhỏ,… Gợi ý một số loại thuốc dạng viên đặt mà bạn có thể tham khảo: Aremta, Avenoc,… 
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Một số loại thuốc không chứa steroid như Acetaminophen, Naproxen, Ibuprofen,… Sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài, triệu chứng đau rát của trẻ sẽ được thuyên giảm một cách đáng kể.
Bệnh trĩ ở trẻ em nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Bệnh trĩ ở trẻ em nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ nhỏ?

Dưới đây là một số giải pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trẻ mắc bệnh trĩ mà cha mẹ nên biết:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học và đảm bảo chất lượng bằng cách tăng cường nhiều rau, củ, quả xanh. Trong trường hợp bé chưa nhai được thì có thể ép nhuyễn thành sinh tố hoặc nước.
  • Các loại thức ăn nhanh như xúc xích, mỳ ăn liền,… không những có hàm lượng giá trị dinh dưỡng thấp, mà còn khiến trẻ bị táo bón. Do đó, cần hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm này.
  • Bạn cần tập thói quen đi cầu mỗi ngày cho trẻ. Kể cả trong trường hợp trẻ không mót đi ngoài, nhưng bạn vẫn cho bé ngồi bô tầm 5 phút để bé hình thành phản xạ tự nhiên.
  • Sau khi đại tiện, cha mẹ cần vệ sinh thật kỹ vùng hậu môn cho bé bằng nước sạch hoặc giấy vệ sinh. Tránh dùng giấy thơm sẽ khiến trẻ dễ kích ứng và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ đều đặn mỗi tháng để có phương án xử lý thích hợp khi trẻ tăng cân, béo phì. Bởi béo phì, tăng cân là một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trẻ mắc bệnh trĩ.
Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm nhiều chất xơ
Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm nhiều chất xơ

Là bệnh viện nhận được nhiều sự tin cậy, khi đến với bệnh viện Đa khoa Tâm Trí, bệnh nhân sẽ được kiểm tra mức độ và tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Đồng thời, trong những năm vừa qua, bệnh viện không ngừng cải tiến chất lượng cũng như máy móc và trang thiết bị hiện đại như máy CT, máy X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm 4D,… Đây là địa chỉ khám và chữa bệnh trĩ cho trẻ uy tín mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn.

Trên đây là “tất tần tật” thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em. Hy vọng, thông qua bài viết trên, cha mẹ sẽ hiểu được những nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh trĩ, từ đó thiết lập phương pháp từ sớm để ngăn chặn và cải thiện tình trạng bệnh.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia