Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì – Chuyên Gia Giải Đáp

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Dương Thơm
4.7/5 - (6 bình chọn)

Đối với bệnh trĩ dù là điều trị nội khoa hay ngoại khoa đều cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được bị trĩ nên ăn gì, hay cần kiêng ăn gì, dẫn đến không có những điều chỉnh phù hợp trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ cung cấp các thông tin giải đáp chi tiết cho bạn đọc vấn đề này.

XEM NGAY bệnh trĩ nên ăn gì?

Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến biến đổi hình dáng, cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh này hình thành do tăng áp lực trong tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Khi các tĩnh mạch chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu và dẫn đến sa ra ngoài.

Trong các bệnh về hậu môn trực tràng, trĩ là bệnh thường gặp nhất, tỉ lệ người bệnh chiếm 20 – 45% dân số. Để cải thiện tình trạng này, cũng như giảm bớt đau đớn, khó chịu trong cuộc sống, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.

Vậy bị bệnh trĩ nên ăn gì, cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

Vitamin C, E

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp hình thành và duy trì các mạch máu luôn khỏe mạnh, vì vậy có lợi với những người mắc bệnh trĩ. Vì vậy trả lời cho câu hỏi người bị bệnh trĩ nên ăn rau gì, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung nhiều các loại rau, củ, quả như dâu tây, ổi, bông cải xanh, kiwi, cam, đu đủ,…

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E được khuyến khích sử dụng
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E được khuyến khích sử dụng

Bên cạnh đó, vitamin E cũng giữ vai trò rất quan trọng với màng tế bào, hỗ trợ chống viêm, chữa lành các tổn thương mô, đồng thời giúp thu nhỏ búi trĩ. Một số nhóm thực phẩm giàu vitamin E các bạn nên bổ sung là cải bó xôi, hạt dẻ, bơ, rau cải xanh,…

Thực phẩm giàu collagen

Tình trạng thiếu collagen mô đệm ống hậu môn sẽ làm mất đi tính chất đàn hồi, từ đó gây giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ, từ đó dẫn đến bệnh trĩ. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên bổ sung nhiều collagen để đẩy lùi tình trạng trĩ. Những thực phẩm giàu collagen phải kể đến như cá ngừ, cá hồi, da heo, lòng trắng trứng gà,… Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể bổ sung collagen từ nguồn thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước.

Bệnh trĩ nên ăn gì – Bổ sung chất xơ

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ là do táo bón kéo dài. Kể cả sau điều trị, đặc biệt là trĩ ngoại vẫn sẽ đe dọa tái phát bệnh. Do đó, cải thiện táo bón vừa là cách phòng ngừa vừa là biện pháp điều trị trĩ hiệu quả.

Để không bị táo bón và cải thiện tình trạng này, các bạn cần bổ sung nhiều chất xơ từ:

  • Hoa quả: Bao gồm các loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, điển hình như dưa hấu, trái cây họ nhà cam, chuối, bơ, lê,…
  • Rau củ: Bị trĩ ăn gì tốt, nên bổ sung cải bắp, cải bó xôi, rau đay, rau muống, cà rốt, rau chân vịt, khoai lang, bí đỏ,…

Uống nhiều nước để phòng ngừa trĩ

Đối với câu hỏi bị trĩ nên ăn uống gì, điều đầu tiên cần nhắc đến chính là người bệnh cần đảm bảo uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Theo đó, bạn cần uống nước ngay cả khi không thấy khát. Bởi nước là thành phần rất quan trọng của cơ thể, giúp chuyển hóa các chất và hóa lỏng thức ăn, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Uống nhiều nước để phòng ngừa trĩ
Uống nhiều nước để phòng ngừa trĩ

Bên cạnh đó, nước giúp thải độc cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi, trơn tru, ngăn ngừa tình trạng táo bón thường xuyên làm bệnh trĩ trở nặng. Vi vậy, những người bị bệnh trĩ nên tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho cơ thể.

Ngũ cốc nguyên hạt, cùng các loại đậu, đỗ

Ngũ cốc nguyên hạt vô cùng giàu dinh dưỡng, có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, loại ngũ cốc này còn hỗ trợ cơ thể điều trị khối u tốt hơn. Vậy người bệnh trĩ nên ăn những gì, các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể:

  • Các bạn nên thay gạo trắng bằng gạo lứt.
  • Bổ sung thêm trong thực đơn vừng đen, yến mạch, hạt óc chó, hạt kê,…
  • Tăng cường các thực phẩm cung cấp lượng lớn protein thực vật để cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại đậu. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều sắt, chất xơ và vitamin B đều là những vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa.

Thực phẩm chống viêm

Búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn nên dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử bởi các hoạt động vô tình của con người. Chính vì vậy bổ sung các thực phẩm chống viêm là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt với những người bị trĩ ngoại.

Một số nhóm thực phẩm giàu chất xơ và sắt có tác dụng chống viêm người bệnh nên bổ sung gồm cần tây, củ cải đường, việt quất, dứa, tỏi, củ hành, gừng, nghệ,… Tuy nhiên các bạn không nên ăn quá nhiều những thực phẩm này, tránh để bị táo bón.

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Đại tiện ra máu là biểu hiện chung của những người bị bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, lượng máu sẽ mất nhiều hoặc ít. Đặc biệt khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4 hoặc có biến chứng, tình trạng mất máu sẽ xảy ra nhiều hơn, gây nên tình trạng thiếu máu cấp.

Thực phẩm chứa nhiều sắt
Thực phẩm chứa nhiều sắt

Ngoài ra, người bị trĩ ngoại cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt, khoáng chất này giữ vai trò quan trọng với quá trình tạo hồng cầu, vận chuyển oxy và CO2. Đồng thời giữ nhiệm vụ dự trữ oxy cho cơ thể. Hơn nữa, khi thiếu sắt, cơ thể sẽ bị suy nhược nghiêm trọng và khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, từ đó làm cho bệnh tình nhanh chóng chuyển biến xấu hơn. Thậm chí nó có thể chuyển sang biến chứng nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguồn thực phẩm giàu sắt từ động vật chính là cá hồi, thịt bò, cá ngừ, cua,… Ngoài ra, các bạn cũng có thể bổ sung khoáng chất này từ một số loại trái cây sấy khô gồm mận, mơ, nho,… Hoặc tăng cường ăn các loại hạt là hạt điều, hướng dương, mè, hạnh nhân,… cũng là những thực phẩm chứa nhiều sắt tốt cho người bệnh trĩ.

Bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào – Các loại dầu rất tốt

Các bạn nên dùng dầu ô liu, giấm táo, dầu lanh,… trong món rau trộn rất tốt với những người đang bị trĩ. Chính vì vậy, chuyên gia khuyến cáo nên thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu lanh hoặc dầu ô liu. Bên cạnh đó vào cuối mỗi bữa ăn, bạn nên bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần ưu tiên sử dụng thường xuyên.

Thực phẩm vi chất magie, kẽm

Kẽm và magie là 2 khoáng chất vi mô giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của các các mô cơ. Đồng thời hỗ trợ nhuận tràng, chống viêm và chữa lành các vết thương bên trong cơ thể.

Các thực phẩm bạn nên bổ sung gồm có bơ, socola đen, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, nho khô, quả hạnh,… Chúng chứa nhiều magie và kẽm giúp cơ thể bổ sung tốt nhất các vi chất còn thiếu. Với 2 vi chất này, ngoài thực phẩm, bạn cũng có thể thay thế bằng các loại viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh trĩ nên ăn gì – Sữa chua có men Probiotics

Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế thế giới, người bị bệnh trĩ nên ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày để bổ sung men vi sinh probiotic có lợi nhằm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Bởi probiotic là các vi sinh vật sống được lên men vô cùng có lợi, hỗ trợ cải thiện chức năng đường ruột bằng cách tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân, từ đó tình trạng táo bón được đẩy lùi.

Bệnh trĩ nên ăn gì - Sữa chua có men Probiotics
Bệnh trĩ nên ăn gì – Sữa chua có men Probiotics

Bổ sung omega 3

Omega 3 là thành phần quan trọng giúp làn da khỏe mạnh và cũng như thúc đẩy lớp màng nhầy niêm mạc. Tuy nhiên chế độ ăn hiện nay của đa phần mọi người đều bị thiếu hụt omega 3 – một chất có tác dụng chống viêm cực kỳ hữu hiệu.

Các bạn nên ăn nhiều các thực phẩm có nhiều omega 3 như các loại hạt chia, hạt lanh,… Đây là điều cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức mạnh giúp chúng ta chống lại nguy cơ tiềm tàng của bệnh trĩ. Đồng thời chúng còn giúp người dùng có làn da trẻ đẹp hơn.

Người bệnh trĩ không nên ăn gì – Giải đáp chi tiết

Ngoài chú ý bổ sung những thực phẩm phía trên, các bạn cũng cần tránh xa nhóm thực phẩm dưới đây để ổn định bệnh trĩ và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:

Hạn chế thịt

Thịt là thực phẩm cung cấp nhiều protein cho cơ thể, lại không chứa nhiều chất xơ, gây khó tiêu, đầy bụng. Do đó nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng táo bón, không tốt cho cơ thể.

Để điều hòa việc ăn uống cho phù hợp, vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, các bạn nên chế biến thịt chung với rau xanh nhiều chất xơ, cũng như các chất béo lành mạnh như dầu ô liu (với lượng nhỏ). Điều này sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn và hạn chế táo bón.

Bị trĩ không nên uống gì – Đồ có cồn, chất kích thích

Những thức uống chứa nhiều cồn, chất kích thích có thể làm nội tạng tích nhiệt, để lâu lan xuống phần hậu môn gây bệnh trĩ. Còn cafein dễ gây đầy bụng, làm cơ thể mất nước, từ đó khiến phân bị khô, gây táo bón. Từ đó làm tổn hại niêm mạc trực tràng, gây sung huyết, cản trở quá trình lưu thông máu. Chính vì vậy, để hệ tiêu hóa phát triển tốt và không bị bệnh, bạn nên hạn chế các thức uống chứa chất kích thích.

Bị trĩ không nên uống gì - Đồ có cồn, chất kích thích
Bị trĩ không nên uống gì – Đồ có cồn, chất kích thích

Đồ ăn cay nóng

Nhóm đồ ăn cay nóng dễ gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày và ruột. Vì vậy, chúng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Đặc biệt với người bị trĩ ngoại, tình trạng khó chịu sẽ càng tăng lên.

Bị trĩ kiêng ăn gì – Món nhiều dầu mỡ

Chất béo cũng là thành phần cần thiết cơ thể cần bổ sung, tuy nhiên nó chỉ tốt với sức khỏe khi tiêu thụ lượng vừa phải. Đối với trường hợp ăn quá nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật có thể gây hại cho tim mạch, cũng như tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bởi chúng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột, cũng như gây ra tình trạng táo bón.

Giảm đường và tinh bột

Đối với những người ăn quá nhiều đường và tinh bột rất dễ tạo áp lực lên thành ruột gây bệnh táo bón, ngứa hậu môn. Điều này làm bệnh trĩ ngày càng trở nặng hơn.

Giảm đường và tinh bột
Giảm đường và tinh bột

Hạn chế ăn các sản phẩm từ sữa khi bị trĩ

Các sản phẩm làm từ sữa như bơ sữa, kem,… chứa nhiều chất bảo quản. Bởi vậy hoàn toàn không phù hợp với những người có đường tiêu hóa yếu, vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Không nên ăn đồ ăn quá mặn

Đồ ăn mặn gây ảnh hưởng rất không tốt với người bị trĩ ngoại, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện rằng khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối, lượng nước dư thừa không đào thải ra ngoài được.

Lượng nước bị giữ lại làm cho các tế bào và mạch máu trương ra. Điều này tạo sức ép lên hậu môn, khiến cho các đám bối trĩ tĩnh mạch phình giãn nhiều hơn, từ đó bệnh trĩ ngày càng diễn biến xấu.

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho bệnh trĩ

Các chất bảo quản có trong thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh trĩ. Chúng làm tăng tính kích thích, giãn tĩnh mạch vùng hậu môn. Do đó bệnh nhân mắc trĩ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như đồ ăn sẵn bán tại cửa hàng tiện lợi, cá hộp,…

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho bệnh trĩ
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho bệnh trĩ

Thức ăn có tiền sử dị ứng

Đối với các loại thực phẩm dị ứng có thể làm nổi mề đay, ngứa ngáy, ho khan, đầy bụng, chảy nước mũi, tiêu chảy, khó tiêu,… Tình trạng tiêu chảy do dị ứng kéo dài sẽ làm hậu môn đau rát, chảy máu khi đi đại tiện và kích thích làm tăng kích thước búi trĩ.

Bên cạnh đó, khi bị dị ứng cơ thể có xu hướng phóng thích các histamine vào da, niêm mạc. Khi được giải phóng vào ống hậu môn gây ngứa ngáy, viêm niêm mạc và tĩnh mạch. Chính vì vậy, các bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, mè đen, hải sản,…

Một số lưu ý trong sinh hoạt cho người bị bệnh trĩ

Bên cạnh việc chú ý đến việc bị trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì, các bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để bệnh nhanh khỏi:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Các bạn nên chọn những bài tập vừa sức, tránh gây áp lực quá lớn lên hậu môn. Hơn nữa luyện tập đúng cách còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu: Mục đích của việc này là hạn chế tạo áp lực lên hậu môn. Ngoài ra bạn cũng nên tập cho mình thói quen đi đại tiện đúng giờ, tránh đi đại tiện quá lâu và rặn quá sức.
  • Đi thăm khám định kỳ: Cuối cùng các bạn hãy thường xuyên theo dõi tình trạng của mình trước, trong và sau khi điều trị. Đặc biệt chú ý thông báo ngay cho bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường.

Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh trĩ nên ăn gì và cần kiêng những thực phẩm nào. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh, bạn nên áp dụng ngay các kiến thức này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia