Bệnh Trĩ Có Lây Không, Lây Qua Đường Nào? – Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Ngày đăng: 19/04/2023 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (8 bình chọn)

Bệnh trĩ là một căn bệnh tương đối phổ biến ở xã hội ngày nay. Đa số người bị bệnh đều là những người ngoài 30 tuổi và làm công việc văn phòng. Có rất nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề liệu bệnh trĩ có lây không và nếu có thì lây qua đường nào? Trung Tâm Dược Liệu sẽ giải đáp chi tiết cho độc giả về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ là một loại bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng, biểu hiện là tình trạng giãn rộng của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ được chia ra thành 4 loại khác nhau, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ vòng và trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ là một loại bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn - trực tràng
Bệnh trĩ là một loại bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng

Về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường do 2 lý do chính sau đây:

  • Nguyên nhân từ bên trong: Do đám rối tĩnh mạch bị thoái hoá do giãn nở quá mức, lâu dần sẽ xệ xuống trở thành búi trĩ. Búi trĩ được máu tươi nuôi dưỡng sẽ ngày càng phát triển lớn và lòi ra bên ngoài hậu môn.
  • Nguyên nhân từ bên ngoài: Do thói quen trong sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích, ăn ít rau xanh hoặc đồ có chất xơ và đặc biệt là do lười vận động, ngồi nhiều một chỗ.

Rất nhiều người bệnh sợ lây cho người nhà nên thường đặt ra câu hỏi bệnh trĩ có lây không để nhờ chuyên gia giải đáp. Trên thực tế, bệnh trĩ chỉ hình thành do giãn nở tĩnh mạch kết hợp với yếu tố tác động từ bên ngoài theo thời gian mà gây nên. Chính vì vậy, bệnh trĩ không lây nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả là có tiếp xúc gần như sinh hoạt chung, mặc quần áo chung, đồ dùng chung,… với người khác. Nên người bệnh trĩ có thể thoải mái vui vẻ mà không cần lo lắng lây bệnh cho những người xung quanh.

Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Bệnh trĩ là một căn bệnh ở vùng nhạy cảm, nên nhiều người thường xấu hổ mà không tới các cơ sở y tế để thăm khám, thậm chí có người còn có suy nghĩ rằng để im một thời gian thì bệnh sẽ hết. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm của người bệnh. Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ là một căn bệnh không thể tự khỏi được.

Tuỳ theo mức độ trĩ (cấp độ của trĩ) mà người bệnh cần có những phương pháp xử lý khác nhau. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì bệnh trĩ sẽ ngày càng phát triển nghiêm trọng hơn về để lại nhiều biến chứng nặng nề.

Bệnh trĩ là bệnh không tự khỏi được và cần có sự can thiệp điều trị từ bên ngoài
Bệnh trĩ là bệnh không tự khỏi được và cần có sự can thiệp điều trị từ bên ngoài

Trên thực tế đã ghi nhận một số biến chứng như sau của bệnh trĩ:

  • Sa nghẹt hậu môn: Khi các búi trĩ phát triển lớn sẽ gây chèn ép và làm tắc ống hậu môn, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện hoặc thậm chí không thể đi đại tiện, làm thay đổi sự vận hành của cơ thể và khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn.
  • Tắc mạch trĩ: Búi trĩ chèn ép vào các mạch máu, lâu dần sẽ tạo thành các cục máu đông gây tắc mạch máu ở búi trĩ. Lâu dần, phần búi trĩ không được nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ lớn và sa ra bên ngoài sẽ bị cọ sát với quần áo gây rách phần da bọc bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Phần tổn thương này khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong nhiều giờ sẽ bị nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm trùng máu: Búi trĩ không được xử lý đúng cách sẽ lở loét, xuất hiện vi khuẩn tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng và cần phải lọc máu.
  • Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do phần viêm nhiễm của búi trĩ lâu ngày lan vào trực tràng, nặng dần và tiến triển thành ung thư trực tràng, ung thư ruột kết.

Chính vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, dù trĩ nhẹ hay trĩ nặng, dù khi vừa mới phát hiện hoặc nghi ngờ bị trĩ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời. Với các công nghệ hiện đại ngày nay, việc xử lý trĩ dứt điểm là điều có thể dễ dàng thực hiện.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn thay đổi thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý của Trung Tâm Dược Liệu:

  • Uống đủ nước mỗi ngày theo khuyến cáo (2 lít nước/ngày) để có thể làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, hạn chế sử dụng rượu hoặc bia, đồ uống có ga, có cồn.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm có chứa chất xơ và vitamin C, như ăn nhiều trái cây và các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, ngô, gạo lứt,… để cải thiện cho hệ tiêu hoá, tránh triệu chứng đầy hơi và bị xì hơi quá mức.
Cần bổ sung chất xơ mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hoá, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn
Cần bổ sung chất xơ mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hoá, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn
  • Tập thể dục điều độ và duy trì vận động mỗi ngày, giúp cho khí huyết lưu thông và ngăn ngừa táo bón, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch. Hạn chế việc ngồi quá lâu một chỗ, đặc biệt đối với dân văn phòng, khi đứng lâu hoặc ngồi lâu nên tập một vài động tác nhẹ.
  • Nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc cầu. Bởi nếu bạn bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng lại, khiến phân trở nên khô và cứng hơn, đi cầu sẽ khó hơn.
  • Cố gắng không rặn mạnh khi đi vệ sinh bởi rặn mạnh sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới. Đó chính là nguyên nhân làm búi trĩ dễ phình to và dễ chảy máu hơn.

Trên đây Trung Tâm Dược Liệu đã giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc bệnh trĩ có lây không cũng như đưa ra một vài cách phòng ngừa bệnh trĩ từ sớm. Trĩ càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng phục hồi sẽ càng cao. Chính vì thế người bệnh hãy chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe để tránh những hệ lụy không đáng có về lâu dài.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia