Bé bị viêm họng và những thông tin mà cha mẹ cần biết

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.9/5 - (7 bình chọn)

Bé bị viêm họng nếu như không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy bố mẹ hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được những dấu hiệu, cách chữa trị và phòng tránh bệnh an toàn, hiệu quả.

Bệnh viêm họng là gì, có gây nguy hiểm cho tính mạng của bé không?

Viêm họng ở trẻ em là tình trạng hầu và niêm mạc bị viêm nhiễm. Khi bị bệnh, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và đau rát ở cổ họng nhất là khi nuốt. Viêm họng là một bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn có thể gây viêm amidan. Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ và gây khó khăn cho việc điều trị.

Biến chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em

Trẻ bị viêm họng nếu để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc chữa trị không đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Cổ họng sẽ xuất hiện các khối u mủ khiến cho hơi thở của bé của mùi khó chịu.
  • Cơ thể bé có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây viêm thận, viêm tim. Thông thường trường hợp này chỉ xuất hiện khi bị viêm họng do liên cầu tan huyết.
  • Viêm họng lâu ngày có thể gây viêm tai giữa cấp, viêm xoang. Đặc biệt với bé bị mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh bị viêm họng có thể dẫn đến viêm phổi thùy, viêm phế quản, áp xe phổi….

Có thể thấy những biến chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ. Để từ đó sớm phát hiện và có những phương pháp điều trị bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Bé bị viêm họng có nguy hiểm không?
Bé bị viêm họng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng

Bé bị viêm họng có thể do các nguyên nhân sau gây nên:

  • Do virus: Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ bị viêm họng. Những loại virus gây viêm họng ở trẻ thường gặp gồm: virus gây cảm cúm, Adenovirus, Rhinovirus…Các virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến cho bé bị viêm họng và sốt cao.
  • Do vi khuẩn phế cầu, liên cầu và tụ cầu: Vi khuẩn phế cầu Streptococcus chính là “thủ phạm” gây viêm họng cho nhiều trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn này gây nên cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm.
  • Do dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi, khói thuốc lá…cũng khiến trẻ dễ bị viêm họng, sổ mũi.
  • Thói quen ngủ mở miệng ở trẻ: Những trẻ có thói quen ngủ mở miệng thường rất dễ bị viêm họng. Do họng luôn ở trong tình trạng khó nuốt, bị khô. Nếu thấy con mình có thói quen này, bố mẹ nên cho bé uống một ít nước ấm sau khi ngủ dậy để làm dịu họng.
  • Bệnh viêm nướu răng: Các loại bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ em cũng là một trong những yếu tố gây đau họng cho bé. Biểu hiện dễ thấy là bé bị viêm họng nhưng không ho.
  • Bệnh chân tay miệng: Bệnh chân tay miệng do virus Coxsackievirus A16 gây nên và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm họng.
  • Do cảm cúm: Bệnh cảm cúm thông thường cũng rất dễ gây viêm họng ở trẻ em với các triệu chứng như sổ mũi, sốt cao, đau họng…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ mắc viêm họng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ mắc viêm họng

Những dấu hiệu bé bị viêm họng

Bé bị viêm họng sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em khi bị viêm họng đều xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Các đốm, mủ trắng xuất hiện ở khe amidan.
  • Đau rát cổ họng, ho nhiều, họng sung đỏ.
  • Trẻ có thể bị sốt với các mức độ khác nhau như: Sốt vừa, sốt nhẹ, sốt cao.
  • Đau khi nuốt nước bọt, ăn uống, há miệng khó khăn.
  • Toàn thân uể oải, mệt mỏi.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, dịch mũi có màu vàng xanh hoặc trong.
  • Trẻ chán ăn, quấy khóc nhiều, bỏ bú…

Do sức đề kháng kém nên cơ thể thường nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng với các vấn đề về sức khỏe. Khi bị viêm họng bố mẹ dễ dàng thấy trẻ uể oải, chán ăn, quấy khóc. Lúc này, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất. Tránh nhầm lẫn bệnh và gây khó khăn khi điều trị.

Triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ
Triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ

Bé bị viêm họng phải làm sao? Các phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn

Phụ thuộc vào trình trạng bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Trường hợp trẻ bị nặng, bố mẹ nên đưa đến bệnh viện để khám và điều trị. Nếu bé bị viêm họng nhẹ bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Chữa viêm họng cho bé bằng các loại thuốc Tây y

Trị viêm họng cho bé bằng Tây y chủ yếu là tập trung kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Những loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh viêm họng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau

Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Trẻ mắc viêm họng kèm theo sốt có thể uống thuốc giảm đau Ibuprofen hoặc Acetaminophen để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng loại thuốc này khi có sự cho phép của bác sĩ.

  • Thuốc xịt

Thuốc xịt có công dụng giống như các viên ngậm làm dịu mát cổ họng. Các loại thuốc xịt giúp giảm đau nhanh giúp cổ họng bé đỡ rát và khó chịu hơn.

  • Viên ngậm

Trường hợp bé bị viêm họng ho nhiều, bạn có thể cho bé ngậm các loại viên ngậm. Viên ngậm có công dụng giảm nhanh các cơn đau rát khiến cổ họng bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên viên ngậm không có tác dụng nhiều trong việc chữa khỏi viêm họng và chỉ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi.

Lưu ý: Một số loại thuốc Tây y điều trị viêm họng có thể gây dị ứng với cơ thể của trẻ. Vậy nên bố mẹ không được tự ý dùng thuốc tại nhà mà phải uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu lạ khi dùng thuốc phải đưa ngay đến các cơ sở y tế, bệnh viện….để kiểm tra thật sớm.

Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng là phương pháp được nhiều phụ huynh sử dụng
Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng là phương pháp được nhiều phụ huynh sử dụng

Cách chữa viêm họng cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm họng ở trẻ bằng phương pháp dân gian chủ yếu dùng các nguyên liệu có trong tự nhiên, dễ kiếm, lành tính và an toàn. Cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc chữa trị sau:

  • Dùng hoa đu đủ đực: Lấy hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ. Cho thêm một ít đường phèn đặt vào bát và đem hấp cách thủy. Hấp khoảng 10 – 15 phút bạn lấy phần nước cốt pha cùng chút nước ấm rồi cho bé uống. Uống liên tục khoảng 4 thìa cà phê trong 2 tiếng. Uống trong 5 ngày liên tục bạn sẽ thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm đi nhiều.
  • Chữa bé bị viêm họng ho có đờm bằng lá húng chanh: Lá húng chanh, đường phèn, quất thái mỏng đem hấp cách thủy 10 – 15 phút. Sau đó bạn lấy nước cốt pha cùng nước ấm cho trẻ uống mỗi ngày.
  • Sử dụng lá bạc hà và nước tỏi: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 thìa cà phê tỏi thái lát mỏng cho vào cốc nước sôi ngâm trong 5 phút rồi thêm lá bạc hà và cho trẻ súc miệng mỗi ngày. Tinh chất tỏi sẽ giúp bé kháng khuẩn hiệu quả kết hợp cùng lá bạc hà khiến cổ họng dịu mát hơn.
  • Dùng nước mật ong và chanh: Pha hỗn hợp ½ thìa cà phê mật ong cùng ½ thìa cà phê nước chanh vào cốc nước ấm và cho trẻ uống mỗi ngày. Đây cũng là cách chữa viêm họng có đờm, viêm họng trắng,….và nhiều loại viêm họng khác.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Bạn hãy lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch rồi đem hấp cách thủy cùng một ít đường phèn. Hấp nhỏ lửa cho đến khi hẹ nhừ rồi chắt lấy nước để nguội và cho bé uống 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần uống 2 -3 thìa cà phê là đủ.

Ưu điểm của cách chữa viêm họng ở trẻ bằng phương pháp dân gian là an toàn, lành tính. Tuy nhiên với bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh, bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Bởi một số loại nguyên liệu có thể gây dị ứng hoặc không phù hợp với trẻ. Do đó khi bé dưới 1 tuổi bị viêm họng bạn nên mang trẻ đi thăm khám để được tư vấn cách điều trị thích hợp nhất.

Lá hẹ giúp điều trị viêm họng ở trẻ rất an toàn
Lá hẹ giúp điều trị viêm họng ở trẻ rất an toàn

Chữa bệnh viêm họng cho trẻ bằng Đông y

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa viêm họng an toàn và hiệu quả sau:

Bài thuốc Lương Cách Tán

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:  Cam thảo 20g, Mang tiêu 20g, Đại hoàng 20g, Liên kiều 10g, Bạc hà diệp 10g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g.
  • Cách thực hiện: Liên kiều, Đại hoàng, Hoàng cầm, Cam thảo, Chi tử: Sao giòn và tán nhỏ. Sau đó trộn cùng với Mang tiêu tán thật mịn. Mỗi lần uống bạn lấy khoảng 10g hỗn hợp dược liệu trên trộn cùng với Bạc hà diệp và nước Trúc diệp. Cho trẻ uống 4 lần/ngày.

Bài thuốc thảo dược gia truyền Đỗ Minh

Bài thuốc thảo dược gia truyền Đỗ Minh Đường được dùng để trị bệnh viêm họng ở trẻ theo từng giai đoạn. Bài thuốc có công dụng giúp tiêu viêm, giải độc và điều trị viêm họng hiệu quả.

  • Thành phần chính của bài thuốc gồm: Bồ công anh, Kim ngân cành, Nhân trần, Ké đầu ngựa, Tơ hồng xanh cùng rất nhiều loại thảo dược quý khác.
  • Cách sử dụng: Thuốc được bào chế thành dạng cao rất dễ uống và có mùi thơm đặc trưng của thảo dược. Bạn chỉ cần hòa tan 1 – 2 thìa cà phê cao thuốc cùng nước ấm rồi cho trẻ uống 2 lần/ngày. Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc trị Viêm Họng Nhất Nam Y Viện

Bài thuốc này giúp điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ở trẻ với 3 cơ chế: Tăng cường hô hấp, triệt tiêu viêm và nâng cao hệ miễn dịch.

  • Thành phần: Cát cánh, Bạc hà, Tang diệp, Kha tử, Liên kiều cùng rất nhiều loại thuốc quý khác.
  • Công dụng: Giảm sưng viêm mũi họng, diệt khuẩn, trừ ho, hạ sốt, giảm đau hiệu quả. Ngoài ta, bài thuốc còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường chức năng cho hệ hô hấp toàn diện.

Tìm Hiểu Thêm:

Các bài thuốc đông y có công dụng chữa loại bệnh này rất hiệu quả
Các bài thuốc đông y có công dụng chữa loại bệnh này rất hiệu quả

Một số điều cần lưu ý khi chữa trị bệnh viêm họng cho trẻ

Khi chữa trị cho bé bị viêm họng bố mẹ cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Trường hợp trẻ bị ho kéo dài kèm theo sốt cao, ho dai dẳng, ho có tiếng lạ, ho kèm máu…cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.
  • Không nên bế xốc khi trẻ đang nôn. Vì nếu như bế đột ngột có thể khiến cho dịch ói tràn vào trong phổi.
  • Không được quát mắng, bực tức khiến cho trẻ mất bình tĩnh và nôn nhiều hơn.
  • Không nên cho bé uống sữa ngay sau khi vừa bị nôn ói.
  • Để bé nằm yên và kê cao đầu giúp hạn chế hiện tượng trào ngược. Trường hợp thấy bé bị ho, ọc sữa thì bạn nên cho bé nằm nghiêng sang một bên để không hít dịch nôn vào trong phổi.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng…

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ, bố mẹ hãy tham khảo các biện pháp dưới đây:

  • Phụ huynh cho bé tiêm phòng vắc xin đầy đủ và cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Giữ ấm cho cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Nhất là vào ban đêm.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch ít nhất 2 lần/ngày.
  • Nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc hay dùng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh hô hấp.
  • Phụ huynh không cho trẻ dùng đồ uống, thực phẩm lạnh thường xuyên.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn….
Cho trẻ thăm khám sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa bệnh
Cho trẻ thăm khám sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa bệnh

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa bé bị viêm họng. Bậc phụ huynh hãy ghi ngay lại những kiến thức này để nhận biết và điều trị bệnh sớm nhất tránh những biến chứng về sau.

Thông Tin Hữu Ích:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia