Ăn Dứa Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu 23 Công Dụng Bất Ngờ

Dứa là loại trái cây nhiệt đới, giàu enzyme, vitamin, cũng như chất chống oxy hóa. Vậy ăn dứa có tác dụng gì cho sức khỏe và sắc đẹp? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này ngay trong bài viết phía dưới đây.

Giải đáp ăn dứa có tác dụng gì?

Quả dứa chắc chắn không còn là cái tên xa lạ với chúng ta, nó có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon. Loại quả này chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là các enzym và chất chống oxy hóa. Nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

đông trùng hạ thảo vietfarm
Đông trùng hạ thảo Vietfarm được VTV2 giới thiệu, có hàm lượng Cordycepin và Adenosine CAO NHẤT thị trường. CLICK XEM NGAY NHẬN ƯU ĐÃI VÀNG.

Dưới đây là 23 công dụng của trái dứa bạn nên biết nếu muốn bổ sung loại quả này vào bữa ăn hàng ngày.

1. Chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa được hiểu là các phân tử giúp cơ thể chống lại việc stress oxy hóa, cụ thể là trạng thái có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể. Vào lúc này, các gốc tự do này tương tác với các tế bào của cơ thể, gây ra bệnh viêm mãn tính, suy yếu hệ miễn dịch, cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, điển hình là tim mạch và ung thư.

Quả dứa chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do
Quả dứa chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do

Trong khi đó, quả dứa chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên nếu bổ sung vào cơ thể hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do, từ đó đảm bảo an toàn cho cơ thể.

2. Ăn dứa có tác dụng gì? Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trong trái dứa chứa một nhóm enzym tiêu hóa mang tên là bromelain. Chúng hoạt động với chức năng tương tự như protease, nhờ đó giúp phá vỡ các phân tử protein, điển hình là petit nhỏ và axit amin. Điều này không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa người bình thường, mà hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân suy tuyến tụy (tuyến tụy hoạt động không đủ tạo ra các enzym tiêu hóa).

3. Tốt cho sức khỏe của xương

Dứa có tác dụng gì, được biết loại quả này rất giàu vitamin C, mangan nên có thể giúp củng cố xương và các mô liên kết. Trong một cốc nước ép dứa tươi chứa 70% lượng mangan cần thiết hàng ngày.

Do đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em, người lớn và cả người cao tuổi nên ăn một vài miếng dứa mỗi ngày để giữ cho xương và cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc bổ sung dứa thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

4. Giảm căng thẳng

Trong loại trái cây này chứa một lượng vitamin B rất tốt cho não bộ và hoạt động của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, sử dụng dứa thường xuyên sẽ giúp cơ thể chống lại lo âu, căng thẳng và stress.

5. Ăn dứa có tốt không? Hỗ trợ giảm cục máu đông

Bromelain có trong trái dứa sẽ giúp làm giảm tình trạng đông máu quá mức. Do đó, các nhà khoa học đã khuyến cáo những người thường xuyên đi máy bay, các tiếp viên hàng không hoặc đối tượng có nguy cơ xuất hiện cục máu đông nên sử dụng loại quả này thường xuyên hơn.

Ăn dứa có tốt không? Hỗ trợ giảm cục máu đông
Ăn dứa có tốt không? Hỗ trợ giảm cục máu đông

6. Cải thiện thị lực

Trả lời cho câu hỏi ăn dứa mỗi ngày có tác dụng gì, các chuyên gia cho biết nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao, loại quả này được đánh giá là cực kỳ tốt cho mắt. Cụ thể là giúp người dùng giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực, đồng thời là khắc phục tốt hơn các vấn đề liên quan đến lão hóa.

Ngoài ra, trong dứa còn chứa nhiều beta carotene – một khoáng chất cần thiết cho thị lực và giữ cho đôi mắt luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

7. Phòng ngừa hen suyễn

Trái dứa chứa beta carotene và bromelain nên có khả năng làm giảm các triệu chứng hen suyễn và giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên sử dụng dứa có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn người bình thường.

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa hen suyễn còn được tìm thấy trong các thực phẩm màu xanh, cam, vàng và xanh đậm khác như xoài, đu đủ, dứa, bông cải xanh, dưa đỏ, quả mơ, bí ngô, cà rốt,…

8. Ăn quả dứa có tác dụng gì? Hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh lý tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 được các chuyên gia khuyến cáo nên tiêu thụ nhiều chất xơ để giảm lượng đường huyết. Còn khi bước sang giai đoạn 2 bạn cũng nên bổ sung thêm chất xơ để cải thiện lượng đường trong máu, insulin và lipid.

Trung bình trong 1 quả dứa chứa khoảng 13g chất xơ, tương đương với lượng chất xơ một người trưởng thành cần trong ngày. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên bổ sung loại quả này nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh tốt hơn.

9. Hỗ trợ chức năng sinh sản

Các chất chống oxy hóa có trong trái dứa có thể giúp kiểm soát những gốc tự do gây tổn thương và làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, từ đó cải thiện hệ thống sinh sản. Chính vì vậy, những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn và đang cố gắng mang thai tự nhiên thường được khuyến khích nên sử dụng sử dụng loại quả này.

Các chất chống oxy hóa có trong trái dứa có thể giúp kiểm soát những gốc tự do gây tổn thương
Các chất chống oxy hóa có trong trái dứa có thể giúp kiểm soát những gốc tự do gây tổn thương

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, vitamin C, khoáng chất đồng, kẽm, folate, beta carotene cũng có khả năng giúp cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

10. Cải thiện làn da

Các loại vitamin C, chất chống oxy hóa có trong trái dứa sẽ giúp chống lại các tổn thương trên bề mặt da gây ra bởi yếu tố môi trường và ánh sáng mặt trời. Ăn hoặc bôi loại quả này lên da sẽ giúp làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và cải thiện kết cấu tổng thể của da.

Hơn nữa, vitamin C cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành collagen và cải thiện sức khỏe làn da. Chính vì vậy, nếu đang thắc mắc ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ thì đây chính là câu trả lời.

11. Giảm nguy cơ ung thư

Ung thư là một trong những căn bệnh mãn tính cực kỳ nguy hiểm và gây ra do sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Hơn nữa được biết sự phát triển của tế bào ung thư thường liên quan đến việc viêm nhiễm mãn tính và sự căng thẳng oxy hóa.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn dứa sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ công dụng của những hoạt chất trong loại quả này, tiêu biểu là enzym tiêu hóa bromelain và các chất chống oxy hóa. Theo đó, bromelain được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và kích thích các tế bào chết. Ngoài ra, chất này còn giúp phòng ngừa ung thư da, ruột kết, hệ thống dạ dày và ống mật.

12. Ăn dứa có tác dụng gì? Tăng cường miễn dịch và giúp chống viêm

Một nghiên cứu kéo dài 9 tuần với khoảng 98 trẻ em khỏe mạnh, chia ra làm 3 nhóm là nhóm ăn ít dứa (140g), nhóm không ăn dứa và nhóm ăn nhiều dứa (280g). Theo đó, kết quả cho thấy, trẻ em ăn nhiều dứa có nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, chúng còn có số lượng bạch cầu chống lại bệnh tật cao gấp 4 lần 2 nhóm còn lại.

Nhìn chung, những hợp chất có trong trái dứa đều có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống viêm nhiễm hiệu quả.

13. Cải thiện bệnh viêm khớp

Do trong dứa có chứa thành phần bromelain nên có đặc tính chống viêm và phù hợp dùng cho bệnh nhân viêm khớp. Trước đây chất này còn được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Do trong dứa có chứa thành phần bromelain nên có đặc tính chống viêm
Do trong dứa có chứa thành phần bromelain nên có đặc tính chống viêm

14. Hỗ trợ hồi phục cơ thể sau phẫu thuật hoặc quá trình tập luyện vất vả

Việc tăng cường ăn dứa sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục sau khi tập luyện vất vả hoặc mới trải qua một cuộc phẫu thuật. Nguyên nhân do trong trái dứa chứa chất bromelain với đặc tính chống viêm.

15. Tăng cảm giác ngon miệng khi thêm vào các món ăn/uống

Trái dứa có vị chua chua ngọt ngọt, cực kỳ dễ ăn, hơn nữa giá cả phải chăng và có thể sử dụng cho nhiều lứa tuổi. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng kết hợp loại quả này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Các bạn có thể chế biến và sử dụng dứa theo nhiều cách khác nhau. Trong đó đơn giản nhất là dùng ăn trực tiếp như các loại hoa quả thông thường, ngoài ra cũng có thể dùng làm nước ép, salad, sinh tố, ăn kèm sữa chua, canh chua,…

16. Ăn dứa có tác dụng gì? Điều trị ho và cảm lạnh

Nhờ vào lượng bromelain chống viêm và vitamin C lớn mà trái dứa có thể mang đến công dụng hỗ trợ điều trị ho, cảm lạnh. Hơn nữa, bromelain còn có khả năng làm giảm sưng và cải thiện các vấn đề về hệ hô hấp. Bên cạnh đó, enzyme trong dứa có thể hỗ trợ làm sạch chất nhầy, giảm viêm và khó chịu trong hệ hô hấp.

17. Tốt cho răng và lợi

Trong trái dứa chứa các chất làm se, săn chắc cho mô nướu và thậm chí là ngăn ngừa ung thư miệng. Do đó, loại quả này thường được sử dụng để làm co lại nướu và chữa răng lung lay, không vững chắc. Người bệnh nên ăn và nhai trái dứa thường xuyên để cải thiện sức khỏe răng miệng của bản thân.

Trong trái dứa chứa các chất làm se, săn chắc cho mô nướu
Trong trái dứa chứa các chất làm se, săn chắc cho mô nướu

18. Hỗ trợ giảm huyết áp

Trong trái dứa chứa nhiều kali nên có thể đem đến tác dụng làm giãn mạch tự nhiên. Nhờ đó nếu ăn thường xuyên sẽ giúp các mạch máu thư giãn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khi mạch máu thư giãn, huyết áp sẽ giảm xuống và lưu lượng máu bị hạn chế. Từ đó sẽ hỗ trợ ngăn xảy ra tình trạng đột quỵ và xơ vữa động mạch.

19. Giảm cảm giác buồn nôn

Dứa được biết đến với tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các cơn buồn nôn xảy ra. Chính vì vậy, nếu bạn thường bị say tàu xe hoặc buồn nôn nên sử dụng một ly nước ép dứa. Ngoài ra, loại quả này còn được đánh giá là an toàn cho phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú.

20. Tăng cường cho sức khỏe móng tay

Bị thiếu hụt vitamin A, B trong một thời gian dài móng tay dễ bị mềm, nứt, gãy. Do đó để có móng tay, móng chân chắc khỏe, các bạn có thể bổ sung thêm nguồn vitamin A, B tự nhiên. Dứa chính là một loại quả giàu vitamin và phù hợp dùng để chăm sóc cho sức khỏe của móng.

21. Ăn dứa có tác dụng gì? Điều trị vết nứt chân

Các nghiên cứu đã chỉ ra dứa có khả năng cải thiện các triệu chứng sưng và viêm nhẹ cho các vết nứt ở chân. Cụ thể, người dùng có thể sử dụng một miếng dứa chà xát lên gót chân nứt nẻ. Điều này sẽ hỗ trợ kích thích và chữa lành các vết nứt, nhờ đó chân được mịn màng, hồng hào hơn.

Bên cạnh đó, dứa cũng được dùng để điều trị nứt môi. Bạn chỉ cần trộn dứa cùng với dầu dừa, sau đó ngậm ở môi. Kiên trì áp dụng sẽ giúp da môi được cải thiện đáng kể và trở nên căng mọng hơn.

Ăn dứa có tác dụng gì? Điều trị vết nứt chân
Ăn dứa có tác dụng gì? Điều trị vết nứt chân

22. Ngăn ngừa rụng và kích thích mọc tóc nhanh hơn

Dứa được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và giàu vitamin C nên có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể và kích thích mọc tóc. Theo đó, sử dụng chiết xuất từ dứa thoa lên da đầu sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho nang tóc. Nhờ vậy tóc phát triển tốt hơn, dày và bóng mượt hơn rất nhiều.

23. Ăn dứa có tác dụng gì? Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng bên trong cơ thể

Trong dứa chứa nhiều mangan nên sử dụng thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình các enzym sản xuất trong cơ thể. Do đó mỗi khi thấy mệt mỏi, uể oải, các bạn nên ăn một vài miếng dứa hoặc uống một ly nước ép dứa để cải thiện.

Cần lưu ý gì khi sử dụng trái dứa?

Mặc dù trái dứa cực kỳ bổ dưỡng và giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề phía sau đây để đảm bảo an toàn và có thể tận dụng hết những công dụng của loại quả này.

  • Trong thành phần của quả dứa chứa lượng đường và carbohydrate tương đối cao. Do đó bạn chỉ nên sử dụng với lượng hợp lý, tránh lạm dụng làm tăng lượng đường trong máu.
  • Ăn dứa nhiều có thể làm đau miệng, lưỡi, môi. Khi gặp phải tình trạng này, bạn chỉ cần giữ nguyên, sau vài giờ các triệu chứng sẽ tự biến mất.
  • Những người sử dụng loại quả này bị khó thở, nổi mề đay, ngứa nên đến bệnh viện kiểm tra ngay, vì rất có thể bạn đang bị dị ứng.
  • Trong quả dứa chứa nhiều vitamin C nên nếu tiêu thụ quá nhiều bạn còn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ợ nóng,…
  • Thành phần bromelain trong dứa cũng tương đối lớn, hoàn toàn có khả năng gây ra tình trạng phát ban, nôn mửa, hay chảy máu kinh nguyệt quá nhiều,…
  • Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc kháng sinh, trị mất ngủ, hay chống trầm cảm,… nên cẩn thận và tránh ăn quá nhiều dứa. Tốt nhất bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn tốt nhất.
  • Việc ăn dứa chưa chín có thể dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy và nôn mửa vô cùng nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn lõi dứa, do các sợi xơ của loại quả này có thể cản trở quá trình tiêu hóa và gây chướng bụng, đầy hơi.

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì. Nhìn chung, các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong loại quả này mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe, cũng như sắc đẹp người dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần chú ý liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng.

4.7/5 - (6 bình chọn)

Cập nhật lúc 9:32 AM , 28/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

logo thuốc dân tộc
trung tâm da liễu đông y việt nam logo
logo thuốc dân tộc
Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 hộp Đông trùng hạ thảo cách đây 10 phút