Giảo cổ lam

Ngày đăng: 08/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.7/5 - (6 bình chọn)

Giảo cổ lam từ lâu đã được nhắc đến với công dụng điều trị ở những trường hợp mỡ máu tăng cao, do đó phòng ngừa hữu hiệu xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn hoài nghi về công dụng của loài cây này. Do đó, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loài cây này, dưới đây sẽ là thông tin chi tiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đặc điểm chung của giảo cổ lam

Những thông tin chung dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm của loài cây này.

1. Đặc điểm về tên gọi

Giảo cổ lam có tên tiếng anh là Jiaogulan, tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Loài cây này còn nhiều tên gọi dân gian khác tùy theo từng vùng miền như cỏ thần kỳ, cây trường sinh hay cỏ trường thọ.

Trước kia, vị thuốc này chủ yếu được dùng cho vua chúa trong việc làm đẹp, tăng cường sức khỏe và nâng cao tuổi thọ.

2. Đặc điểm của cây

Đây là cây thân mảnh thuộc loài thân thảo, ở các nách lá có tua cuốn nên có thể leo cao tùy ý. Giảo cổ lam có cây cái và cây đực rất dễ phân biệt do thuộc hoa đơn tính. Lá đơn nhưng được xẻ nhỏ và sâu giống hình chân vịt. Hoa màu trắng mọc thành cụm có hình chùy, các cánh hoa có hình sao mọc xòe. Quả có hình cầu và chuyển sang màu đen khi chín.

Hình ảnh cây giảo cổ lam
Hình ảnh cây giảo cổ lam

Loài cây này hiện có 3 loại chính dựa vào số lá. Theo đó, sẽ có cây 3 lá, cây 5 lá và cây 7 lá.

3. Phân bố 

Giảo cổ lam loại 5 lá thường mọc ở những nơi có độ cao trên 1000 mét nên ở những vùng núi đá vôi hiểm trở mà đất thông thường thì cây không tồn tại và phát triển được. Trong khi đó, loại 7 lá có thể phát triển ở nhiều vùng đất khác nhau như bụi rậm, bờ rào, ven đường, đồi núi…

Loài cây này được tìm thấy ở những vùng đất có độ cao từ 200 – 2000 mét so với mực nước biển ở Nhật Bản, phía nam của Trung Quốc, phía bắc của Việt Nam, Bắc Triều Tiên…

Tại Việt Nam, loài cây này được phát hiện ở vùng núi của tỉnh Hòa Bình và trên núi Phanxipăng của Sapa. Về chất lượng thì vị thuốc này tại Việt Nam có dược tính giống như ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Dược tính của giảo cổ lam

Những thành phần có trong giảo cổ lam với các dược tính có lợi cho sức khỏe như saponin, phanosid, men AMPK… Mỗi dược tính đều có những tác dụng đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

  • Saponin có tác dụng loại bỏ mỡ thừa bằng cách đào thải ra khỏi cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa được tình trạng mỡ máu tăng cao, giảm xơ vữa động mạch, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Hoạt chất phanosid có tác dụng kích thích insulin, làm tăng quá trình sử dụng glucose để ổn định đường huyết.
  • Men AMPK trong giảo cổ lam giúp cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa, đặc biệt là chất béo nên hỗ trợ giảm béo hiệu quả.
  • Flavonoid chiếm một lượng đáng kể trong thành phần của vị thuốc này. Đây chính là chất có tính oxy hóa mạnh, giúp giải độc gan, hàn gắn những tổn thương đơn giản tại gan.
  • Ngoài ra, một số thành phần khác của vị thuốc này còn có tác dụng phòng chống ung thư, giảm stress và tăng cơ cho các vận động viên thể dục chuyên nghiệp.
Giảo cổ lam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe
Giảo cổ lam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe

Công dụng của giảo cổ lam

Nhờ chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe nên giảo cổ lam mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Có thể kể đến như: 

  • Vị thuốc này hỗ trợ điều trị huyết áp cao cũng như vấn đề mỡ máu. Nhờ vậy, hạn chế và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Vị thuốc có vai trò tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, giúp cơ thể khỏe mạnh để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Bổ sung các dưỡng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp hiệu quả học tập và làm việc được nâng cao.
  • Góp phần bảo vệ gan, thúc đẩy tái tạo tế bào gan và giúp gan thải độc tốt hơn, mang đến một lá gan khỏe mạnh.
  • Cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Vị thuốc này còn là giải pháp để điều trị các bệnh lý như đau dạ dày mãn tính, táo bón, viêm phế quản, ho, sỏi mật…
  • Tham gia giảm đường huyết, ngăn ngừa, phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
  • Hạn chế và giảm tình trạng mỡ máu, ngăn ngừa tai biến mạch máu, giúp người lớn tuổi minh mẫn, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ…
  • Giảo cổ lam có tác dụng làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Cách dùng giảo cổ lam đúng cách và hiệu quả

Trong tất cả các bộ phận của giảo cổ lam thì lá là được sử dụng làm thuốc nhiều nhất. Có một số cách sử dụng vị thuốc này trong điều trị và hỗ trợ một số bệnh lý. Các bạn có thể tham khảo một số cách được sử dụng phổ biến sau đây:

Cách 1: Uống nước giảo cổ lam kết hợp với 1 số vị thuốc đông y khác

Khi kết hợp nhiều vị thuốc đông y sẽ hỗ trợ nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Các bạn có thể kết hợp cùng với cà gai leo và xạ đen:

Chuẩn bị nguyên liệu sau: 

  • Giảo cổ lam 30g
  • Cà gai leo 20g
  • Xạ đen 30g

Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên các bạn đem làm sạch. Sau đó, cho vào trong ấm cùng 1,5 lít nước. Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 10 – 15 phút thì dừng lại. Dùng nước này uống hết trong ngày.

Giảo cổ lam nên kết hợp với xạ đen và cà gai leo để có tác dụng điều trị viêm gan tốt nhất
Giảo cổ lam nên kết hợp với xạ đen và cà gai leo để có tác dụng điều trị viêm gan tốt nhất

Cách 2: Trà giảo cổ lam

Với cách làm này, các bạn chỉ cần chuẩn bị 20 gram lá giảo cổ lam đã được phơi khô. Sau đó cho vào ấm trà và đổ nước đun sôi với lượng vừa đủ. Đợi đến khi lá đã ngấm vào nước thì có thể mang ra uống thay nước hàng ngày. 

Tuy nhiên, để trà phát huy được tối đa tác dụng, các bạn nên uống vào buổi sáng, đầu giờ làm việc của buổi chiều. Nếu uống buổi tối sẽ gây cảm giác khó ngủ, bí bách, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh.

Những lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

Với vị thuốc này, khi sử dụng các bạn cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Đối tượng sử dụng

  • Những người có thể trạng béo phì.
  • Người bị đái tháo đường tuyp 2.
  • Người mắc bệnh về tim mạch, có mỡ máu tăng cao.
  • Những ai thường xuyên có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược thần kinh…
  • Người bị huyết áp cao và có tiền sử tai biến mạch máu não.

Một số lưu ý khác khi sử dụng vị thuốc này

  • Chỉ nên dùng với số lượng vừa phải mà không được lạm dụng, nếu không sẽ gây độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong trường hợp dùng để giảm cân, các bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động khoa học.
  • Người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng vị thuốc này trong lúc đói mà phải dùng sau khi đã ăn no.
  • Trà được làm từ vị thuốc này chỉ nên sử dụng trong ngày mà không được uống nước đã được để qua đêm. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.
  • Đối với những đối tượng đặc biệt như đang mang thai, đang cho con bú hay bị dị ứng  hoặc một số bệnh lý khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sau khi uống nước từ vị dược liệu này, các bạn nên uống thêm nước lọc để tránh cảm giác tăng huyết áp, khát nước và một số tác dụng phụ khác.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, dược tính và cách sử dụng giảo cổ lam. Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết về vị dược liệu này để đảm bảo dùng đúng cách nhằm phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia